Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: "Tùng Dương vạn tuế"

Long Phạm |

Quá bất ngờ trước màn nhảy tuồng của Tùng Dương, khán giả đã phải hô lớn: "Tùng Dương vạn tuế, vạn vạn tuế".

Sau nhiều ngày tháng vắt kiệt sức lao động và sáng tạo, Tùng Dương đã hoàn thành liveshow thứ 10 trong sự nghiệp của mình vào hai ngày mùng 5, mùng 6 vừa qua – mang tên Tùng Dương hát Bộ tứ sông Hồng.

Đêm nhạc này có sự tham gia của 4 nhân vật chính là Dương Thụ, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường và Trần Tiến. Họ đều là những cây đại thụ của nền nhạc nhẹ Việt Nam đương đại.

Cùng với hai khách mời là Bằng Kiều và Hà Trần, Tùng Dương đã "lên đồng" và cháy hết mình, để tạo nên những điều vô cùng táo bạo, bất ngờ, khiến người xem phải sửng sốt.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 1.

Bằng Kiều: "Tôi run khi hát show Tùng Dương, có nhiệm vụ hát cho Tùng Dương thay đồ"

Trước đây, Tùng Dương đã chia sẻ, anh và Bằng Kiều chưa từng kết hợp với nhau trong một liveshow hoàn chỉnh nào. Vì vậy, anh quyết định mời Bằng Kiều tới để "hát những bài khán giả chưa từng nghĩ đến" và thể hiện lại nhạc của 4 diva theo một cách hoàn toàn khác.

Trên sân khấu, Tùng Dương song ca cùng Bằng Kiều 4 ca khúc quen thuộc với các diva là Lá diêu bông, Ngẫu hứng lý qua cầu, Cho em một ngày và chảy đi sông ơi – nhưng với sự từng trải của hai người đàn ông.

Tùng Dương và Bằng Kiều hát Lá diêu bông, Ngẫu hứng lý qua cầu

Sự đối lập giữa chất đầy đặn, nội lực của tenor 2 (Tùng Dương) và thanh âm cao vút, trong trẻo, mảnh nhẹ của tenor 1 (Bằng Kiều) đã bổ trợ, hòa quyện nhịp nhàng cùng nhau, để tạo nên những bản song ca mượt mà, phá cách mà cũng chan hòa cảm xúc.

Phần bè phối giữa hai ca sĩ được thực hiện khá tốt, như sáng tối giao tranh cùng nhau và nâng đỡ nhau qua những sắc màu mịn màng của âm thanh. Chẳng hạn, khi Tùng Dương belt G4 thì Bằng Kiều sẽ bè trên B4 sáng, mảnh hơn, nghe rất nổi và bay.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 3.

Với màn song ca Cho em một ngày, Tùng Dương và Bằng Kiều đã tái hiện lại "cuộc đại chiến đẫm máu" giữa Thanh Lam và Thu Minh ngày nào. Trong đó, Tùng Dương đúng nghĩa một Thanh Lam, với chất giọng dày dạn, khỏe khoắn ở âm khu trung và trầm. 

Tùng Dương và Bằng Kiều hát Cho em một ngày

Còn Bằng Kiều có chút dáng dấp của Thu Minh, với quãng cận cao tầm A4, B4 sáng mảnh, vun vút. Thế nhưng, cả hai không "tung chưởng tơi bời" như Thanh Lam, Thu Minh mà vẫn giữ chừng mực, dù cũng phiêu và "quất" giọng ầm ầm, rất khí thế.

Sự nâng đỡ thể hiện rõ nhất trong ca khúc Chảy đi sông ơi. Nếu Tùng Dương đầy sôi nổi, dương tính và "điên" hết mình trong chất dân gian đương đại thì Bằng Kiều lại chậm rãi, trữ tình hơn ở chất Ballad. Họ đã cùng tạo nên sắc thái đúng nghĩa của một con sông, khi thì hiền hòa, dịu dàng, khi lại bão tố, cuồn cuộn.

Tùng Dương và Bằng Kiều hát Chảy đi sông ơi

Tuy nhiên, Bằng Kiều đang trong thời kì mất giọng, lại thuộc type giọng mảnh nên không thực sự "cân sức" với Tùng Dương ở các màn song ca, khiến nhiều khán giả cảm thấy hơi lệch pha. 

Thậm chí, ngay cả ở màn tam ca liên khúc Một nét ca trù ngày xuân, Đánh thức tầm xuân, Mặt trời bé con, Bằng Kiều vẫn lép vế hơn hẳn so với Hà Trần, dù cô cũng thuộc type giọng mảnh, nhẹ.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 6.

Có lẽ vì biết được điều này nên Bằng Kiều đã thú nhận: "Tôi hát ở liveshow của mình thì không run nhưng rất run khi hát ở liveshow Tùng Dương. Và tôi còn có nhiệm vụ hát cho Tùng Dương thay đồ".

Thấy vậy, Tùng Dương cũng chia sẻ thêm: "Cả tôi và anh Bằng Kiều đều run khi đứng hát trước các bố, các chú. Với họ thì chúng tôi chỉ như những thằng oắt con mà thôi".

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 7.

Hà Trần tháo guốc, lên đồng dữ dội đến rơi cả mic

So với Bằng Kiều thì Hà Trần gây ấn tượng mạnh mẽ hơn hẳn và có sự kết hợp thăng hoa, bão liệt, đúng chất với Tùng Dương hơn. Vừa bước ra sân khấu, nữ diva đã khiến khán giả "choáng váng" với bộ đồ "bà chúa Tuyết" mang đậm phong cách Bjork của mình.

Nếu Bằng Kiều là sáng tối giao tranh thì Hà Trần với chất nữ tính đậm đặc trong giọng hát của mình đã tạo nên cân bằng âm dương tuyệt đối cho đêm nhạc Tùng Dương.

Ở màn song ca Mẹ tôi đầu tiên, dù chỉ là Ballad buồn, nhưng cái tôi nghệ sĩ quá lớn trong Hà Trần luôn khiến khán giả cảm thấy hừng hực khí thế, qua từng cái giậm chân, lắc hông, giật cổ, chuyển động cơ thể. Nó mang đậm nhạc tính, say mê và như đang khiêu vũ theo nhạc.

Tùng Dương và Hà Trần hát Mẹ tôi

Tới màn song ca liên khúc Ra ngõ tụng kinh, Mưa bay tháp cổ, cả Tùng Dương và Hà Trần đã thực sự thăng hoa và "lên đồng" cùng nhau trong đam mê cháy bỏng của những vũ điệu man dại, chếnh choáng hơi men.

Hà Trần đánh rơi mic khi hát Ra ngõ tụng kinh

Tùng Dương đã khá sáng tạo khi để toàn bộ nhạc công cùng vỗ tay theo beat nhạc, rất sôi động và khiến khán giả thích thú. Nó tạo ra không gian âm nhạc mang đậm chất Hippie, Gospel và African Pop.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 10.

Hà Trần thậm chí còn vỗ tay xung tới mức tuột cả mic xuống sàn, đánh "bộp" một cái. Đây là sự cố hi hữu khiến người xem không khỏi giật mình.

Chưa dừng lại ở đó, trong lúc thực hiện nhiệm vụ "hát để Tùng Dương thay đồ", Hà Trần còn tháo tung cả guốc, cứ thế đi chân đất vừa nhảy vừa hát, đúng tinh thần hát hết bản thân mình, bất chấp ngoại hình. Khán giả nhìn thấy ở cô một tinh thần đậm chất hiện sinh.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 11.

Tùng Dương đáp cột mic nhảy tuồng, khán giả hô lớn: "Tùng Dương vạn tuế"

Dương Thụ, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường, Trần Tiến là 4 vị đại thụ trong nền âm nhạc Việt Nam đương đại. Mỗi người trong họ đều có một phong cách, chất nhạc riêng, chứa đựng cả một trầm tích văn hóa, tri thức. Bởi vậy, để hát được nhạc của một người thôi cũng đủ khó khăn khăn rồi.

Vậy mà Tùng Dương lại dám "liều mình" hát nhạc của cả 4 người trong một liveshow, trước mặt từng người một. Đây thực sự là điều "kinh hồn", khiến ai cũng phải lo lắng tột độ.

Nhưng bằng sức lao động miệt mài của mình, Tùng Dương làm được điều không tưởng đó. Anh không những hát được nhạc của 4 đại nhạc sĩ, mà còn đưa nó vào trọn một concecpt liền mạch, hoàn chỉnh, vừa ra được chất của 4 người, lại có hồn Tùng Dương ở từng thớ nhạc.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 12.

Hiếm có đêm nhạc nào ở Việt Nam lại dài như liveshow này, với thời lượng hơn 3 tiếng đồng hồ và số ca khúc được hát lên tới vài chục bài,  bài nào cũng khó hát, đòi hỏi kĩ thuật công phu.

Khán giả khá lo lắng cho cổ họng của Tùng Dương khi phải hát quá nhiều như vậy trong một đêm, với quãng giọng rộng trải dài từ D3 tới tận G#5. Tuy nhiên, với lửa đam mê cháy bỏng và sự tính toán kĩ càng, anh vẫn hát trọn vẹn, càng về cuối lại càng máu lửa, bùng cháy, không hề có dấu hiệu đuối sức.

Chính vì vậy, dù tới tận 12 giờ đêm mới kết thúc, nhưng toàn bộ khán giả vẫn ngồi lại và vỗ tay tới cùng, để đáp lại nhiệt huyết của ca sĩ. Không ai cảm thấy chán nản, mà lúc nào cũng hồ hởi reo hò.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 13.

Sở dĩ Tùng Dương níu chân khán giả lâu như vậy vì anh định hình bố cục, chủ đề đêm nhạc rất tốt và luôn gợi mở bằng những điều bất ngờ, khiến ai cũng tò mò.

Ban đầu, Tùng Dương "mồi" khán giả bằng những ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng mang chất Jazz và Ballad. Anh hát rất ngọt ngào, trữ tình, phát huy tối đa chất soft của giọng mộc. Nhưng về sau, anh bùng nổ và dữ dội hơn với Rock và những pha tung giọng đầy nội lực.

Ít có liveshow nào Tùng Dương lại hát nhiều note cao như thế này. Anh belt cộng hưởng liên tục ở E4, F4, G4 với lực mạnh, độ rền lớn, bao trùm toàn bộ sân khấu và trong những phút cao trào thì dữ dội áp đảo mọi thứ.

Tuy nhiên, vì là giọng mộc nên dù lên cao và bắn trường âm mạnh tới đâu, giọng Tùng Dương vẫn rất êm, có độ phủ lớn, không gắt và chói.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 15.

Điều này được thể hiện rõ trong ca khúc Ly cà phê ban mê hay Trên đỉnh phù vân. Tùng Dương hát treo và phải bắn lực mạnh liên tục ở từng đoạn nhả chữ, lại gằn giọng máu lửa, nhưng vẫn giữ hơi tốt và để giọng mình êm hơn các ca sĩ khác.

Tùng Dương hát Trên đỉnh phù vân

Thi thoảng, Tùng Dương còn lên hẳn A4, Bb4 cao vút, ngang với tone của Bằng Kiều và vót giả thanh tận G#5, vượt ngoài quãng giọng thông thường của anh. Điều này tạo nên sự đa dạng trong các sắc thái hát, lúc chậm rãi trữ tình, lúc mạnh bạo, khốc liệt.

Tùng Dương luôn biết cách thay đổi màu sắc để đẩy mọi thứ lên đỉnh điểm, khiến khán giả được thỏa mãn ở nhiều cung bậc.

Đến gần cuối đêm nhạc, những độc chiêu mang đậm chất Tùng Dương mới được tung ra, khiến khán giả vô cùng choáng ngợp và thích thú, dù đã rất muộn.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 17.

Với tinh thần Thiền học Mật tông kết hợp triết lí âm dương bản nguyên của người Việt cổ, Tùng Dương đã để những nghệ sĩ múa hóa thân vào hình ảnh các thiền sư và thực hiện những điệu múa đương đại ma mị trên ánh đèn mờ ào, tạo nên không gian liêu trai bát quái.

Nhiều khán giả ban đầu cảm thấy rờn rợn và hơi sợ trước tạo hình của họ, nhưng về sau lại hào hứng khi được chứng kiến những điệu nhảy độc đạo ấy.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 18.

Sự xuất hiện của những màn múa đương đại này là sự sáng tạo mang đậm chất độc bản của Tùng Dương. Anh đã khai thác tối đa chất liệu văn hóa nguyên thủy của người Việt, để kết hợp với nhạc của 4 ông lớn một cách hài hòa, để thăng hoa trên bản ngã của chính mình.

Không những vậy, Tùng Dương còn đầu tư hẳn clip visual để phát trên màn hình background làm bối cảnh cho các màn hát, giống như cách Madonna thường làm.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 19.

Khán giả không thể ngờ trong một đêm nhạc nhẹ lại có cả tuồng cổ, loại hình nghệ thuật đang dần bị lãng quên. Và bất ngờ hơn cả khi tuồng cổ không xuất hiện đơn độc, mà được kết hợp với Rock, Jazz, Blue, Symphony… một cách đầy tươi mới.

Kinh ngạc hơn cả khi chính Tùng Dương lại là người thực hiện những điệu múa tuồng đầy mê hoặc đó. Anh phiêu tới mức ở đoạn cuối ca khúc đã vất rơi cột mic xuống đất. Khán giả bên dưới quá đã tai, đã mắt nên khi kết thúc màn trình diễn đã phát cuồng hô to: "Tùng Dương vạn tuế, vạn vạn tuế".

Tiếp đó, ở ca khúc Trên đỉnh phù vân, Tùng Dương đã cùng dàn bè niệm Phật trên nền nhạc đầy biến ảo, để tạo ra không gian Phật giáo thuần Việt.

Tùng Dương nhảy tuồng vất rơi cột mic

"Thằng Whitney" thổi hồn da màu vào nhạc dân tộc

Về phần ca hát, trong liveshow này, Tùng Dương đã một lần nữa hóa thân vào Whitney Houston khi phát huy tối đa các kĩ thuật của dòng R&B và Soul/Blues/Gospel da màu, để kết hợp tuyệt đối với chất liệu âm nhạc dân tộc.

Tùng chạy note, run/riff và melisma rất nhiều, trên mọi sắc thái, lúc đổ từ cao xuống thấp, lúc lại từ thấp lên cao, khi nhẹ nhàng, khi lại vút cao với trường âm lớn. Tất cả được thực hiện nhuần nhuyễn ở mọi ca khúc của 4 nhạc sĩ, không chừa một ai.

Ấn tượng nhất phải kể tới cú melisma được thực hiện trong ca khúc Tiếng đàn cha pi, khi Tùng Dương đang belt căng tràn ở A#4 thì bỗng đổ một chuỗi dài cả chục note xuống tận F#3, cách nhau cả một bát âm. Cách đổ note với tốc độ nhanh này y chang những diva da màu như Mariah Carey, Beyonce, Whitney Houston, nghe rất phiêu, ngẫu hứng.

Tùng Dương hát Tiếng đàn Cha Pi

Vốn được gọi là "thằng Whitney", Tùng Dương đã không ngần ngại học hỏi triệt để cách hát của diva da màu này, để áp dụng vào nhạc nhẹ Việt Nam một cách thần sầu.

Dù đã sử dụng cách hát của Whitney nhiều lần trước đây, nhưng phải tới liveshow này, Tùng Dương mới phát huy tới đỉnh điểm ở mảng head voice. Lần đầu tiên khán giả thấy anh sử dụng head voice linh hoạt, đa dạng và tối cực như thế.

Vừa vào đầu, Tùng Dương đã khiến khán giả được phen đã tai khi cực hiện cú chuyển giọng đầy bất ngờ sang head voice E5 dynamic trên tốc độ nhanh đầy bão tố ở ca khúc Ly cà phê ban mê.

Tùng Dương hát Bay vào ngày xanh, Những cô gái quan họ, Ly cà phê ban mê

Ở đoạn kết này, các ca sĩ khác thường belt giọng ngực đến hết, nhưng Tùng Dương lại dám chuyển giọng nhanh đột ngột như vậy, thì thực sự sáng tạo và đáng nể về mặt kĩ thuật.

Tới liên khúc Tóc gió thôi bay, Quê nhà, Tùng Dương dành hẳn một đoạn dài để phiêu head voice legato và chuyển âm lượng từ to tới nhỏ (piano) đầy mượt mà. Rất ít ca sĩ Việt nghĩ tới việc phiêu head voice dài như vậy, nó khiến không gian âm nhạc trở nên tự do hơn.

Tùng Dương hát Tóc gió thôi bay, Quê nhà

Ngoài ra, Tùng Dương còn làm được điều kinh ngạc khi liên tục chuyển và giữ head voice với tốc độ nhanh, độ bật mạnh trên âm tiết ngắn khi đang căng tràn ở giọng ngực. Nó được thực hiện nhanh tới mức, khán giả không kịp nhận ra sự chuyển giọng này.

Cách hát này rất khó, vì không phải ca sĩ nào cũng có thể xuống head voice thấp và có khả năng kiểm soát hơi thở tốt, năng khiếu cảm nhạc bậc cao để nhả head voice mềm mại, nhẹ nhàng, điêu luyện trên tốc độ nhanh và đột ngột đến như thế mà không hề bị vấp, lỗi, lệch tone, lệch nhạc. 

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 24.

Tóm lại, Tùng Dương đã khá thành công khi thổi chất ngẫu hứng, kĩ thuật hát của người da màu vào chất liệu âm nhạc dân tộc, tạo nên sự thăng hoa mới lạ.

Điểm trừ của đêm nhạc này là phần hát của khách mời chiếm nhiều thời lượng, không thực sự cần thiết. 

Cả hai khách mời của chương trình không mới và để lại bất ngờ. Cả Bằng Kiều và Hà Trần đều từng hát với Tùng Dương. Đặc biệt, Hà Trần vốn đã là người bắt cặp ăn ý với anh trong liveshow Trời và Đất năm ngoái, nên không gây nhiều bất ngờ.

Tùng Dương nhảy tuồng, vứt bỏ cột mic, khán giả hô lớn: Tùng Dương vạn tuế - Ảnh 25.

Nhiều người xem cho rằng, nếu Tùng Dương mời những ca sĩ khác như Siu Black, Hoàng Hiệp hay Lê Cát Trọng Lý thì sẽ tạo ra màu sắc mới hơn.

Chú thích thuật ngữ thanh nhạc:

- Note khá trầm: C2/C#2, D2/D#2, E2. F2/F#2, G2/G#2, A2/A#2, B2.

- Note trầm: C3/C#3, D3/D#3, E3, F3/F#3, G3/G#3, A3/A#3, B3.

- Note trung: C4/C#4, D4/D#4, E4, F4/F#4, G4/G#4, A4/A#4, B4.

- Note cao: C5/C#5, D5/D#5, E5, F5/F#5, G5/G#5, A5/A#5, B5.

- Note rất cao: C6/C#6, D6/D#6, F6/F#6, G6/G#6, A6/A#6, B6.

- Mixed voice: Hát pha giữa chest voice và head voice. Trong mixed voice có full mixed (hát pha toàn giọng) và light mixed (hát pha nửa giọng).

- Vibrato: Ngân rung.

- Piano: Hát nhỏ giọng vừa phải.

- Pianissimo: Hát rất nhỏ giọng.

- Diminuendo: Hát nhỏ dần.

- Fortissimo: Hát to dần.

- Subito piano: Hát nhỏ đột ngột.

- Subito forte: Hát to đột ngột.

- Forte piano: Hát to nhỏ liên tiếp.

- Messa di voce: Hát nhỏ - to - nhỏ liên tiếp.

- Airy voice: Âm hơi.

- Full lirico soprano: Nữ cao đầy đặn.

- Falsetto: Giọng gió.

- Head voice: Giọng đầu.

- Chest voice: Giọng ngực.

- Support: Hỗ trợ các vị trí âm thanh và kĩ thuật trong ca hát.

- Strain: Hát căng thẳng.

- Cadenza: Biến tấu hoa mĩ không có trong tổng phổ gốc.

- Staccato: Hát ngắt.

- Trillo: Rung láy.

- Legato: Hát liền giọng.

- Voice project: Phóng âm.

- Mask resonance: Cộng hưởng độ vang ở vùng mặt.

- Head resonance: Cộng hưởng độ vang ở vùng đầu trán.

- Throaty: Hát dính cổ

- High larynx: Cao thanh quản.

- Melisma: Luyến láy trên nhiều cao độ khác nhau (thường là từ cao xuống thấp).

- Run/riff: Chạy note phức tạp.

- Glissando: Hát vuốt tốc độ nhanh.

- Phân loại giọng theo ngũ cung: Giọng thổ, giọng thủy, giọng hỏa, giọng mộc, giọng kim.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại