Nguồn tin cho biết, chiến hạm gặp sự cố USS Antietam thuộc lớp Ticonderoga được triển khai tại căn cứ Yokosuka của ở Tây Nam thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Vụ mắc cạn đã làm hơn 4.100 lít dầu thủy lực loang ra biển.
Chân vịt bị hỏng là nguyên nhân dẫn tới sự cố trên. Tàu USS Antietam sau đó đã được kéo về cảng Yokosuka. Các thành viên thủy thủ đoàn đều an toàn. Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại cũng như chi phí sửa chữa tàu sau sự cố trên.
Theo nguồn tin quân sự Mỹ, trước khi bị mắc cạn không lâu, tuần dương hạm lớp Ticonderoga bị nứt hàng loạt. Sự việc này diễn ra sau khi hải quân Mỹ chi 40 triệu USD để sửa chữa hư hỏng phần vỏ của chiếc Port Royal.
Đây không chỉ là vấn đề của một con tàu mà các vết nứt trên tàu còn là rắc rối của 22 chiếc khác thuộc lớp Ticonderoga đang phục vụ trong hải quân Mỹ, trong đó có chiếc USS Antietam.
Tàu Port Royal được biên chế phục vụ ở Tây Thái Bình Dương. Vào tháng 9/2010, thủy thủ đã phát hiện ra 8 vết nứt mới trên phần sàn cao nhất. Hầu hết vết nứt đều được khắc phục trong quá trình sửa chữa định kỳ, song lần này hư hỏng quá lớn buộc hải quân phải đưa nó về Trân Châu Cảng, và phải mất thời gian dài để khắc phục.
Hải quân Mỹ sẽ tốn ít nhất 14 triệu USD cho BAE Systems để khôi phục lại Port Royal và có thể phải nhiều hơn nữa nếu khắc phục tình trạng của chiếc USS Antietam.
Các bộ phận cần sửa chữa bao gồm: vách ngăn giữa sàn tàu và 2 cửa hút khí của động cơ tuabin, bể chứa nhiên liệu, thay thế các tấm hợp kim nhôm bị nứt. Dự kiến thời gian hoàn thiện con tàu này khoảng 2 tháng.
Mắc cạn luôn là nỗi ám ảnh với chiến hạm của Mỹ khi ngày 17/1/2013, tàu quét mìn USS Guardian (MCM-5) của nước này đã bị mắc cạn tại rặng san hô Tubbataha, cách thủ đô Manila của Philippines khoảng 640km.
Vụ việc làm chính quyền Philippines hết sức lo lắng về mức độ thiệt hại đối với các rặng san hộ quý. Sau khi xem xét nhiều phương án, phía Mỹ đã quyết định sẽ tháo gỡ con tàu thành nhiều phần thay vì kéo nó ra khỏi rặng san hô.