Chị không đồng ý, em có được hưởng thừa kế từ mẹ?

Gia đình tôi có 6 anh chị em, ba tôi mất năm 1982, không để di chúc. Mẹ tôi có căn nhà (ba và mẹ đứng tên), nay muốn làm thủ tục tặng cho con trai út.

4 anh chị em chúng tôi cũng đều nhất trí tặng cho phần di sản thừa kế của mình cho em. Chỉ duy nhất một người chị không đồng ý. Xin hỏi luật sư, phải làm thế nào để 4 anh chị em tôi và mẹ làm được thủ tục tặng cho em phần di sản thừa kế của mình?

Luật sư tư vấn:

Khối tài sản nêu trên được xác định là tài sản chung bố và mẹ của bạn. Do đó, cần lưu ý rằng ½ khối tài sản nêu trên là phần quyền tài sản của mẹ bạn. Chỉ ½ khối tài sản còn lại là di sản thừa kế do bố bạn để lại.

Do bố của bạn không để lại di chúc, do vậy, phần di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật dựa trên quy định về hàng thừa kế theo nguyên tắc những người trong cùng hàng thừa kế thì được hưởng xuất thừa kế bằng nhau.

Hàng thừa kế thứ nhất được xác định theo Điều 676 Khoản 1Điểm a BLDS 2005 như sau: “a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Người được quyền hưởng di sản thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế hoặc tặng cho quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho người khác. Tuy nhiên, việc từ chối nhận di sản thừa kế chỉ được thực hiện trong thời gian sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế (Khoản 3 Điều 642 BLDS 2005).

Để chuyển toàn bộ khối tài sản trên sang tên em trai út của bạn, gia đình cần thực hiện các thủ tục sau:

- Khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản thừa kế do bố của bạn để lại. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng phải thể hiện mẹ của bạn và các anh chị em bạn tặng cho quyền hưởng di sản thừa kế cho em trai của bạn căn cứ Điều 49 Luật Công chứng:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác.

2. Trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình di chúc.

4. Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”

- Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa mẹ bạn và em trai út của bạn đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn.

- Trong trường hợp một trong số những người thừa kế không đồng ý tặng cho quyền thừa kế thì người nhận di sản thừa kế quyền sử dụng đất có thể thỏa thuận để thanh toán cho người chị một khoản tiền tương ứng với phần di sản thừa kế người đó được hưởng.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại