Từ Nhật Bản đến Indonesia, xu hướng “tuần làm việc 4 ngày” lan rộng khắp châu Á

Nam Anh |

Nhật Bản, từ lâu được biết đến với văn hóa làm việc “kiểu tự trừng phạt”, đi đầu trong xu hướng mới này.

Trung Quốc được biết đến với văn hóa làm việc công sở 969 khắc nghiệt. Ảnh: Reuters

Trung Quốc được biết đến với văn hóa làm việc công sở 969 khắc nghiệt. Ảnh: Reuters

Các quốc gia khác ở châu Á đang dần đi theo xu hướng này.

Các công ty và chính phủ trên khắp châu Á đang thận trọng thử nghiệm ý tưởng về một tuần làm việc bốn ngày vì thời gian làm việc kéo dài đang gây ảnh hưởng đến người lao động, trong không có hiệu quả về năng suất làm việc.

Nhật Bản, từ lâu được biết đến với văn hóa làm việc "kiểu trừng phạt", đi đầu trong xu hướng mới này.

Một số công ty có tiếng và quy mô lớn của họ đã công bố kế hoạch cho các tuần làm việc được rút ngắn.

Trong tháng 4 này, Tập đoàn Hitachi thông báo sẽ thực hiện kế hoạch tuần làm việc 4 ngày cho khoảng 15.000 nhân viên trong năm tài chính hiện tại, kết thúc vào tháng 3/2023.

Cùng tháng này, nhà phát triển trò chơi Game Freak, nổi tiếng với loạt Pokemon nổi tiếng, tiết lộ rằng họ đã giới thiệu mô hình làm việc này cho một số nhân viên.

Các công ty tên tuổi khác, như Panasonic Holdings và NEC, cũng đang xem xét các kế hoạch tương tự.

Xu hướng mới khắp châu Á

Các quốc gia khác cũng đang dần đi theo xu hướng tương tự.

Tại Indonesia, công ty cho vay ngang hàng Alami đã triển khai tuần làm việc 4 ngày cho nhân viên của mình vào năm ngoái khi họ tìm cách cải thiện sức khỏe tinh thần và năng suất làm việc của lực lượng lao động.

Công ty giáo dục của Hàn Quốc Eduwill đã áp dụng mô hình này vào năm 2019 - đây là hệ thống đầu tiên trong ngành của họ, tuyên bố cho biết.

Sáng kiến ​​của Eduwill đã thúc đẩy bà Sim Sang-jung của Đảng Công lý tiến bộ, người từng là ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3, đề xuất 4 ngày làm việc trong tuần là một trong những chính sách quan trọng của mình.

Trong khi đó, Ấn Độ đang chuẩn bị thực hiện 4 bộ luật lao động trong năm nay, điều này sẽ ảnh hưởng đến giờ làm việc và tiền lương.

Theo các quy tắc này, người lao động có thể có tùy chọn làm việc 4 ngày một tuần, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, mặc dù tổng số giờ làm việc mỗi tuần - khoảng 48 - sẽ không thay đổi.

Những động thái như vậy diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã khiến các công ty và nhân viên phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận hình thức làm việc của họ.

Các cuộc khảo sát trên toàn khu vực cho thấy những tuần làm việc được rút ngắn hơn là một trong những thay đổi chính sách mong muốn nhất của người lao động.

Tập đoàn nhân sự khổng lồ của Nhật Bản Persol Holdings gần đây đã hỏi khoảng 1.000 công nhân về những chính sách mà họ muốn được áp dụng. Tỷ lệ phần lớn (23,5%) nhân viên cho biết họ ủng hộ mô hình tuần làm việc kéo dài từ 3 - 4 ngày.

Một báo cáo của Milieu Insight vào tháng 2 chỉ ra xu hướng tương tự ở các nơi khác trong khu vực: 78% người được hỏi ở Việt Nam và 69% ở Indonesia bày tỏ mong muốn mạnh mẽ về tuần làm việc ít ngày hơn.

Từ Nhật Bản đến Indonesia, xu hướng “tuần làm việc 4 ngày” lan rộng khắp châu Á - Ảnh 2.

Nhân viên SMBC Nikko Securities làm việc tại văn phòng công ty ở Tokyo. Ảnh: Reuters

Nguyên nhân do đâu?

Tuy nhiên, đại dịch và tác động của nó đến phong cách làm việc chỉ là một phần của câu chuyện.

Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy về một kế hoạch làm việc như thế này một phần cũng do phản ứng dữ dội đối với thời gian làm việc cực kỳ dài của người lao động trong khu vực.

Nhật Bản đã phải vật lộn với vấn nạn karoshi - nghĩa đen là "chết do làm việc quá sức" trong nhiều thập kỷ. Theo số liệu của chính phủ, trong 3 tháng đầu năm 2021, đã có hơn 2.800 yêu cầu bồi thường liên quan đến karoshi, tăng 43% so với 10 năm trước, theo số liệu của chính phủ.

Vấn nạn này đã làm dấy lên làn sóng phản đối kịch liệt của công chúng khi một nhân viên 24 tuổi tại công ty quảng cáo Dentsu đã tự kết liễu đời mình vào năm 2015 sau khi làm việc quá giờ.

Các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc cũng nổi tiếng về tình trạng làm việc quá sức.

Trong văn hóa làm việc "996" của Trung Quốc, phổ biến trong lĩnh vực công nghệ của nước này, nhân viên làm việc vất vả từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), người Hàn Quốc làm việc trung bình 1.908 giờ vào năm 2020, cao nhất ở châu Á và nhiều hơn 221 giờ so với mức trung bình của các nước OECD.

Với thời gian làm việc mệt mỏi, nhiều quốc gia trong khu vực cũng phải vật lộn với tình trạng năng suất làm việc thấp.

Một báo cáo năm 2021 của Tổ chức Năng suất Châu Á cho thấy ngoài Singapore, nhiều quốc gia trong khu vực theo sau phương Tây về năng suất lao động. Mức năng suất trung bình của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên thấp hơn 81% so với Mỹ.

Một số người cho rằng chỉ các công ty hành động là không đủ, mà các chính phủ cũng phải vào cuộc mạnh mẽ.

Ở phương Tây, các doanh nghiệp được yêu cầu đặt khoảng thời gian giữa các ca làm việc và phải trả tiền làm thêm giờ hào phóng.

Nhưng ở Nhật Bản, chẳng hạn, tiền trả cho công việc làm thêm giờ là chỉ là mức lương bình thường cơ bản của người lao động cộng với 25% trở lên, thấp hơn nhiều so với ở Mỹ hoặc Anh.

Yoshie Komuro, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Work Life Balance có trụ sở tại Tokyo cho biết: "Làm thêm giờ của Nhật Bản là một món hời đối với các doanh nghiệp".

Còn nhiều khó khăn thách thức

Tuy nhiên, không phải tất cả các chính phủ đều đồng tình với sáng kiến làm ít ngày hơn trong tuần.

Tại Trung Quốc, Bộ Nguồn nhân lực đã "dội một gáo nước lạnh" vào đề xuất một tuần làm việc 36 tiếng, tức kéo dài 4,5 ngày mà các nhà lập pháp đưa ra vào năm 2021.

Bộ này cho biết: "Không có cơ sở thực tế nào cho việc rút ngắn thời gian làm việc hơn nữa, với lý do chi phí cao hơn và gánh nặng cho các doanh nghiệp".

Theo bộ này, và khi đó người sử dụng lao động sẽ phải trả từ 150% đến 300% mức lương cơ bản cho thời gian làm thêm giờ.

Thời gian làm việc ngắn hơn cũng có thể đi ngược lại tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình là đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia phát triển hàng đầu vào năm 2035. Bên cạnh đó, cũng có nhiều thách thức khi các quốc gia áp dụng thay đổi đáng kể mô hình làm việc.

Sau đó là những thách thức thực tế của việc đưa ra một thay đổi cơ bản như vậy.

Kyoko Kida, tổng biên tập của trang web tuyển dụng Nhật Bản Doda, cho biết một số công ty đã công bố tuần làm việc 4 ngày đã nêu ra một loạt các vấn đề, chẳng hạn như: khối lượng công việc giảm cũng như sự phức tạp hơn trong việc tính toán lương.

"Khi nói đến việc thực hiện một tuần làm việc 4 ngày, thiếu sự chuẩn bị thích hợp sẽ dẫn đến thất bại", ông nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại