“Cái Mỹ gọi là ‘mạng sạch’ là sự phân biệt đối xử, loại trừ và có tính chính trị”, Đại sứ quan nói trong tuyên bố đưa ra ngày 12/11.
Một ngày trước đó, Brazil chấp nhận đề xuất “Mạng sạch” do Mỹ dẫn dắt. Đến nay đã có hàng chục quốc gia tham gia sáng kiến này.
Đại sứ quán Trung Quốc thể hiện sự bực bội trước phát biểu của ông Keith Krach, Thứ trưởng ngoại gia Mỹ phụ trách kinh tế, năng lượng và môi trường, tại Đại sứ quán Mỹ ở Brasilia ngày 11/11, trong đó ông gọi Huawei là “xương sống của nhà nước theo dõi (Trung Quốc)”.
“Đã có một sự đồng thuận rằng không thể tin Trung Quốc trong những dữ liệu nhạy cảm nhất và tài sản trí tuệ”, ông Krach nói.
Tuyên bố chung được đưa ra sau khi ông Krach gặp quan chức Bộ Ngoại giao Brazil nói rằng quốc gia Nam Mỹ này “ủng hộ những nguyên tắc trong đề xuất Mạng sạch của Mỹ”.
Đại sứ Trung Quốc Trung Quốc tại Yang Wanming là người đầu tiên đáp trả phát biểu của ông Krach. Viết trên Twitter, ông Yang gọi những lời lẽ đó là “đáng xấu hổ” và “toàn nói dối”.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Brazil và Trung Quốc, ông Yang đáp trả cáo buộc của Mỹ rằng Huawei gây rủi ro anh ninh cho các nước khác.
Chuyến thăm của ông Krach đến Brazil nằm trong chuyến công du kéo dài 10 ngày đến Trung và Nam Mỹ, với các chặng dừng chân ở Chile, Ecuador, Panama và CH Dominica, trong đó nhiệm vụ thúc đẩy kế hoạch Mạng sạch là một phần của chương trình nghị sự của cả chuyến đi, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 10/11 nói rằng đã có hơn 50 quốc gia đăng ký tham gia sáng kiến này.
Ông Krach thúc giục Brazil tham gia sáng kiến này suốt nhiều tháng qua. Trong bài viết đăng trên báo Brazil O Globo hồi tháng 8, ông Krach nói rằng Washington sẽ hỗ trợ Brazilia nếu nước này bị Bắc Kinh trả đũa.
“Chúng tôi đứng bên Vương quốc Anh khi họ bị trả đũa vì quyết định cấm Huawei tham gia mạng 5G, và chúng tôi sẽ đứng bên cách đối tác Brazil trước bất kỳ hành vi cưỡng ép hay bắt nào từ Trung Quốc”, ông Krach viết.
Ngoài vấn đề 5G, cơ quan y tế quốc gia Brazil vừa cho phép nối lại thử nghiệm một loại vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc sau 2 ngày quá trình này bị dừng do sự cố tác dụng phụ.