GS Charles Lieber bị Mỹ đưa ra xét xử vì tội che giấu quan hệ và thu nhập từ Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Đó là một chương trình được Chính phủ Trung Quốc triển khai để đưa những người như ông Lieber, chuyên gia người Mỹ tiên phong trong công nghệ nano, và các nhà khoa học nước ngoài khác về công tác tại các trường đại học và viện nghiên cứu của Trung Quốc.
TTP không còn được đề cập chính thức, và danh sách những người được mời về theo diện này từng được đăng tải trên trang web của chính phủ và các trường đại học cũng bị gỡ xuống. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng TTP không biến mất mà chỉ được lồng vào các chương trình khác, và việc tuyển dụng vẫn tiếp tục.
Giới chức Mỹ cho rằng chương trình này là cách để đưa các công nghệ và sáng kiến của nước ngoài về Trung Quốc, dù các nhà khoa học phủ nhận. Nhưng khi TTP ngày càng bị soi xét, chương trình này đã không còn được Trung Quốc nhắc đến.
TTP không còn được đề cập chính thức, và danh sách những người được mời về theo diện này từng được đăng tải trên trang web của chính phủ và các trường đại học cũng bị gỡ xuống. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng TTP không biến mất mà chỉ được lồng vào các chương trình khác, và việc tuyển dụng vẫn tiếp tục.
Trung Quốc triển khai TTP từ năm 2008 nhằm thúc đẩy hiệu suất và chất lượng nghiên cứu khoa học của nước này. Thời điểm đó, hơn 90% người Trung Quốc lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ tiếp tục ở lại thêm ít nhất 5 năm sau khi hoàn thành chương trình học, theo báo cáo công bố vào tháng 5/2020 của hai tác giả David Zweig và Siqin Kang thuộc ĐH KHCN Hồng Kông.
TTP trả lương hậu hĩnh cho các nhà khoa học nước ngoài và nhà khoa học Trung Quốc trở về nước và hỗ trợ họ mở phòng thí nghiệm. Chương trình này có bổ nhiệm một số nhà khoa học làm việc theo hình thức bán thời gian, nhưng tập trung nhiều hơn vào những người làm toàn thời gian.
TTP trả lương hậu hĩnh cho các nhà khoa học nước ngoài và nhà khoa học Trung Quốc trở về nước và hỗ trợ họ mở phòng thí nghiệm. Chương trình này có bổ nhiệm một số nhà khoa học làm việc theo hình thức bán thời gian, nhưng tập trung nhiều hơn vào những người làm toàn thời gian.
Vì không thu hút được nhiều người nên chương trình bán thời gian được mở rộng từ năm 2010, cho phép người được mời vẫn tiếp tục công việc của họ ở nước ngoài nếu họ làm việc ít nhất 1 năm ở Trung Quốc. Năm 2011, gần 75% trong số 500 học giả mà Zweig và Kang khảo sát đang làm việc cho các trường đại học và viện nghiên cứu của Trung Quốc theo hình thức bán thời gian.
Báo cáo của Thượng viện Mỹ năm 2019 nói rằng TTP đã thu hút hơn 7.000 “chuyên gia cấp cao” tính đến năm 2017, nhưng không xác định bao nhiêu người trong số đó làm việc theo hình thức bán thời gian.
Dư luận xấu
TPP đã mang lại “quả ngọt” cho Trung Quốc. Một nghiên cứu năm 2020 của Cong Cao, một chuyên gia về chính sách khoa học Trung Quốc tại cơ sở của ĐH Nottingham ở Ninh Ba, Trung Quốc, tìm ra rằng các học giả có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài xuất bản nhiều bài báo và có tác động lớn hơn các nhà khoa học ở Trung Quốc.
Các trường đại học cũng hưởng lợi khi hợp tác với những nhà khoa học nổi tiếng. Ví dụ, sự hiện diện của GS Lieber giúp ĐH Công nghệ Vũ Hán (WUT) vốn ít danh tiếng nhưng đã thu hút được nhiều sinh viên triển vọng, Futao Huang, một học giả tại ĐH Hiroshima, cho biết.
Quốc hội Mỹ đang cân nhắc dự luật cấm những nhà nghiên cứu hưởng ngân sách liên bang tham gia các chương trình nhân tài của Trung Quốc.
Nhưng cũng có một số vấn đề liên quan đến những người làm việc theo hình thức bán thời gian như GS Lieber, theo ông Zweig. Những người làm toàn thời gian ở nước ngoài vẫn được trả hậu hĩnh ở Trung Quốc. Ví dụ, hợp đồng của ông Lieber yêu cầu ông làm việc “cho hoặc tại” WUT “không dưới 9 tháng mỗi năm”, theo cáo trạng được đưa ra tại toà án Mỹ. Với điều kiện đó, ông Lieber được trả 50.000 USD mỗi tháng và được tài trợ 1,7 triệu USD để lập một phòng thí nghiệm ở WUT.
Một số nhà khoa học Trung Quốc phàn nàn rằng các nhà khoa học không cư trú được trả lương quá cao nhưng họ không hỗ trợ nhiều về nghiên cứu. Năm 2017, Chính phủ Trung Quốc yêu cầu những người làm việc bán thời gian phải ở Trung Quốc “không dưới 2 tháng mỗi năm”, ông Huang cho biết.
Giới chức Mỹ nêu ra nhiều lý do cho việc nghi ngờ chương trình này. “Trung Quốc trả tiền cho các nhà khoa học của nhiều trường đại học Mỹ để họ đưa kiến thức và công nghệ bí mật của chúng tôi sang Trung Quốc”, giám đốc FBI Christopher Wray nói trong bài phát biểu vào tháng 7/2020 tại Viện Hudson ở Washington, D.C.
Những cáo buộc đó “đơn giản là sai lầm và không đúng sự thật”, Yigong Shi, một nhà sinh học phân tử đã rời ĐH Princeton từ năm 2007 để phụ trách khoa khoa học của ĐH Thanh Hoa, nói với báo Science năm 2020.
“TTP tuyển người để xây dựng các chương trình khoa học, không phải để đánh cắp ý tưởng”, Jay Siegel, một nhà hoá học người Mỹ đã rời ĐH Zurich năm 2013 để phụ trách chương trình dược phẩm mới của ĐH Thiên Tân với sự hỗ trợ của TTP, khẳng định.
Trong số 23 học giả bị Mỹ điều tra, có 2 người bị buộc tội đánh cắp sở hữu trí tuệ. Ông Lieber bị buộc tội nói dối chính quyền liên bang Mỹ về quan hệ với Trung Quốc và không báo cáo về thu nhập.
Trước nhiều chỉ trích, Trung Quốc không công bố thông tin về chương trình thu hút người tài nữa, nhưng việc tiếp tục duy trì sáng kiến này “cho thấy tính hữu dụng đối với Trung Quốc”, ông Cao nói.
Ông Siegel, người hiện là một cố vấn giáo dục ở Thuỵ Sĩ, nói rằng chương trình thu hút nhân tài của Trung Quốc đã vấp phải dư luận xấu đến mức các trường đại học của Mỹ giờ “không còn muốn làm việc với bất kỳ ai liên quan đến TTP”. Làm việc đó cũng có thể trở thành bất hợp pháp.
Quốc hội Mỹ đang cân nhắc dự luật cấm những nhà nghiên cứu hưởng ngân sách liên bang tham gia các chương trình nhân tài của Trung Quốc.
“TTP tuyển người để xây dựng các chương trình khoa học, không phải để đánh cắp ý tưởng” - Jay Siegel.
Theo Science, CNN