Trước đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đưa tin nước này đã triển khai loại tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 ở tỉnh Hắc Long Giang, vùng Đông Bắc Trung Quốc, gần biên giới với Nga.
Tiến sĩ về khoa học quân sự Konstantin Sivkov, Chủ tịch Viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị (Nga), nhận định với hãng TASS:
"Đây (DF-41) là một mẫu tên lửa liên lục địa với phạm vi hiệu quả lên tới 10.000-12.000 km. 'Vùng hủy diệt' của nó không ít hơn 3.000 km. Một phần lớn lãnh thổ Nga, trên thực tế là toàn bộ vùng Viễn Đông và Tây Siberia không nằm trong tầm bắn của tên lửa."
Theo ông Sivkov, nhìn từ góc độ quân sự, lựa chọn khu vực tỉnh Hắc Long Giang để triển khai tên lửa nhằm vào lãnh thổ Nga không phải là một lựa chọn sáng suốt.
Ông lý giải: "Nếu mục đích của Trung Quốc là nhằm vào Nga thì các tên lửa phải được triển khai ở sâu trong đại lục, hoặc biên giới phía Nam của nước này."
Theo ông, vị trí mà quân đội Trung Quốc bố trí tên lửa cho phép họ nhắm tới các mục tiêu ở Mỹ, Canada và châu Âu.
"Đây là phản ứng của Nga trước những mối đe dọa đến từ tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đồng thời tên lửa Trung Quốc có thể sử dụng tuyến đường chiến lược phía Bắc thuận lợi hơn để tiếp cận các mục tiêu ở Mỹ, nhờ đó vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực," Sivkov nói.
Bình luận về động thái của Bắc Kinh, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông cho biết Moskva không nhận thấy các tên lửa DF-41 của Trung Quốc hiện diện gần biên giới Nga là mối đe dọa.
"Chúng tôi không xem nỗ lực phát triển lực lượng vũ trang của Trung Quốc là mối đe dọa và ngay cả khi thông tin này đúng thì chúng tôi cũng không cảm thấy đó là mối đe dọa với nước Nga," ông Peskov nói.