Trung Quốc cải tiến pin mặt trời: Không chỉ nắng, giờ đây mưa cũng có thể tạo ra điện

Tân Phan |

Giống như việc biến điểm yếu của pin mặt trời thành điểm mạnh, giờ đây nó có thể tạo ra điện năng ngay khi trời nhiều mây hoặc có mưa.

Bốn nhà khoa học Trung Quốc từ Đại học Yunnan Normal và Đại học Ocean đã phát triển cách thức phủ một lớp graphene lên các tấm pin mặt trời, để chúng có thể tạo ra một hiện tượng kỳ thú khi tiếp xúc với nước.

Những tinh thể muối trung tính ở trong nước, bao gồm amoni, canxi và natri, khi tiếp xúc với các hạt electron trên graphene sẽ sản sinh ra điện. 

Giống như việc biến điểm yếu của pin mặt trời thành điểm mạnh, giờ đây nó có thể tạo ra điện năng ngay khi trời nhiều mây hoặc có mưa.

Trung Quốc cải tiến pin mặt trời: Không chỉ nắng, giờ đây mưa cũng có thể tạo ra điện - Ảnh 1.

Graphene, là một lớp carbon mỏng (độ dày chỉ là một phân tử), được coi là chất dẫn điện tốt nhất thế giới. 

Nó được phát hiện ra hơn một thập kỷ trước và nhanh chóng trở thành vật liệu hữu ích cho con người. 

Nó mạnh hơn sắt và dễ uống nắn hơn cả giấy nên graphene có thể dùng để tạo ra quần áo thông minh, dấy dán tường hay các loại đồ công nghệ khác.

Các nhà khoa học cho biết với lần thử nghiệm đầu tiên, các tấm pin mặt trời chỉ chuyển hóa được 6,5% năng lượng thành điện năng khi các tấm pin được tráng graphene. 

Để so sánh, con số này ở các tấm pin mặt trời thông thường là 22%. Họ đang tìm cách để tăng hiệu năng lên cao hơn nữa.

Nếu nghiên cứu thành công, đây sẽ là tin vui cho thế giới và chắc chắn nó sẽ được nhân rộng nhằm mục đích tái tạo năng lượng một cách tối đa cho loài người, thậm chí cả khi giông bão.

Tham khảo Minds

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại