Trên trạm vũ trụ ISS, có một vị trí ‘cấm kỵ’ không một ai được phép dọn dẹp hoặc lau chùi

Anh Việt |

Theo đó, đây là nơi được sử dụng để thực hiện thí nghiệm mang tên MatISS (Microbial Aerosol Tethering on Innovative Surfaces), vốn kiểm tra 5 loại vật liệu tiên tiến và xem xét cách chúng ngăn chặn các loại vi sinh vật gây bệnh có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lự

Trong khi hầu hết chúng ta đang ngày lười biếng hơn trong việc giữ cho nhà cửa và nơi làm việc của mình gọn gàng ngắn nắp, thì trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, sự sạch sẽ là điều bắt buộc.

Điều quan trọng nhất là các biện pháp chống vi khuẩn, do vi khuẩn có xu hướng tích tụ trong không khí được tái chế liên tục bên trong ISS.

Theo đó, thứ Bảy hàng tuần được coi là ‘ngày tổng vệ sinh’ trên trạm ISS, khi các phi hành gia công tác trên trạm thực hiện việc hút bụi và thu gom rác. Tuy nhiên, có một vị trí ‘cấm kỵ’ trên trạm không một ai được phép dọn dẹp vì mục đích khoa học.

Trên trạm vũ trụ ISS, có một vị trí ‘cấm kỵ’ không một ai được phép dọn dẹp hoặc lau chùi - Ảnh 1.

Theo đó, đây là nơi được sử dụng để thực hiện thí nghiệm mang tên MatISS (Microbial Aerosol Tethering on Innovative Surfaces), vốn kiểm tra 5 loại vật liệu tiên tiến và xem xét cách chúng ngăn chặn các loại vi sinh vật gây bệnh có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Thí nghiệm MatISS cũng cung cấp thông tin chi tiết về cách các màng sinh học bám vào các bề mặt trong điều kiện vi trọng lực.

Được biết, đây là thí nghiệm được tài trợ và lên ý tưởng bởi cơ quan vũ trụ Pháp CNES vào năm 2016. Kể từ đó đến nay, thí nghiệm này đã được thực hiện khoảng 3 lần.

Thí nghiệm đầu tiên mang tên MatISS-1, bao gồm 4 hộp chứa mẫu được bố trí tại 3 nơi khác nhau trong khoang thí nghiệm Columbus của châu Âu. MatISS-1 cung cấp một số điểm dữ liệu cơ bản cho các nhà nghiên cứu. Khi họ trở về Trái Đất, các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu đặc điểm cặn lắng trên mỗi bề mặt và sử dụng vật liệu làm tham chiếu cho mức độ và loại nhiễm khuẩn.

Thí nghiệm thứ hai mang tên MatISS-2, gồm bốn giá đỡ mẫu giống hệt nhau chứa ba loại vật liệu khác nhau, được lắp đặt tại một địa điểm duy nhất ở khoang Columbus. Nghiên cứu này nhằm mục đích hiểu rõ hơn tình trạng nhiễm khuẩn lây lan theo thời gian trên bề mặt phủ chống thấm nước.

Phiên bản MatISS-2.5 sẽ tập trung nghiên cứu mức độ lan nhanh của nhiễm khuẩn trên bề mặt không thấm nước, được làm bằng vật liệu có hoa văn. Thí nghiệm đã diễn ra trong vòng một năm. Mẫu vật đã chuyển về Trái Đất trong thời gian gần đây và đang chờ phân tích. Các mẫu được làm bằng hỗn hợp đa dạng của các vật liệu tiên tiến, chẳng hạn như các lớp đơn tự lắp ráp, polyme xanh, polyme gốm và silica lai không thấm nước.

Mục tiêu của thử nghiệm là để tìm ra loại vật liệu nào hoạt động tốt nhất, ngăn vi khuẩn bám vào và phát triển trên khu vực rộng, đồng thời dễ làm sạch hơn.

Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, việc hiểu rõ độ hiệu quả và tiềm năng sử dụng vật liệu rất cần thiết trong quá trình thiết kế tàu vũ trụ tương lai, đặc biệt là những tàu chở các phi hành gia tới Mặt Trăng hoặc Sao Hỏa. Các nhiệm vụ không gian của con người trong thời gian dài chắc chắn sẽ cần hạn chế sự ô nhiễm sinh học trong môi trường sống của các phi hành gia.

Tham khảo Science Alert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại