Lai Châu
Lào Cai
Hà Giang
Cao Bằng
Lạng Sơn
Quảng Ninh

Phía Trung Quốc huy động quân đoàn 11 đánh vào Pa Nậm Cúm, Nậm Cáy, Nậm Xe – mục tiêu chính là thị trấn Phong Thổ.

Sáng 17/2, hai sư đoàn thuộc quân đoàn 11 cùng lực lượng dân binh, có xe tăng và pháo binh hỗ trợ, chia làm 3 mũi tiến vào Lai Châu.

Ngày 5/3, đối phương bị quân ta đánh trả, buộc phải rút lui.

Kết thúc đợt chiến đấu này đã có 11 cá nhân và 6 đơn vị chiến đấu trên hướng Lai Châu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Từ 4h-6h ngày 17/2, quân Trung Quốc dùng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ nước ta, huy động 2 quân đoàn, một sư đoàn cùng một số quân đoàn địa phương, có 100 xe tăng, xe bọc thép và 450 khẩu pháo hỗ trợ, chia làm 2 cánh đánh vào thị xã Lào Cai, thị xã Cam Đường; Mường Khương, Bảo Phiệt, Phố Lu.

Do bị quân và dân ta kiên quyết chặn đánh, ngày 5/3, phía Trung Quốc tuyên bố rút quân. Từ ngày 6/3 trên hướng này quân Trung Quốc bắt đầu tổ chức rút về bên kia biên giới và hoàn tất vào 13/3/1979.

Theo công bố chính thức, các lực lượng vũ trang và nhân dân trên mặt trận Hoàng Liên Sơn từ ngày 17/2 đến 18/3/1979 đã loại khỏi vòng chiến 11.500 quân Trung Quốc, đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự.

Phía Trung Quốc huy động 2 sư đoàn và một số trung đoàn địa phương chia làm 3 mũi tiến công vào các khu vực Thanh Thủy, Đồng Văn, Mèo Vạc (nay thuộc tỉnh Hà Giang).

Ngày 18/2, phía Trung Quốc huy động bộ binh có pháp binh hỗ trợ mở cuộc tiến công vào các chốt do Đội Tự vệ 784 Lâm trường Mèo Vạc và dân quân Thượng Phòng (huyện Mèo Vạc) trấn giữ.

Kiên quyết đánh trả các đợt tiến công của quân Trung Quốc, sau hơn chục ngày chiến đấu, quân và dân Hà Tuyên đã lập nhiều chiến công, bẻ gãy các mũi tiến công của đối phương. Theo công bố chính thức, trên mặt Hà Tuyên, quân và dân ta đã tiêu diệt khoảng 1.000 địch.

Sáng 17/2, Trung Quốc huy động 2 quân đoàn, 2 trung đoàn địa phương Quảng Tây, 4 trung đoàn độc lập, 225 xe tăng, bọc thép, hơn 300 quả pháo cơ giới… tiến công, mục tiêu đánh vào thị xã Cao Bằng, tiêu diệt sư đoàn 346 của ta.

Cuộc chiến trên mặt trận Cao Bằng diễn ra quyết liệt. Các đơn vị thuộc Sư đoàn 346, bộ đội tỉnh cùng lực lượng dân quân tự vệ đã lập công oanh liệt, buộc đối phương chịu nhiều thiệt hại.

Trong 30 ngày chiến đấu, quân và dân Cao Bằng đã quả cảm, tiêu diệt hơn 18.000 lính, đánh thiệt hại 7 tiểu đoàn, phá hủy 134 xe tăng và xe bọc thép, 23 xe quân sự.

Ngày 17/2, Trung Quốc sử dụng các quân đoàn 43, 55, 54 (dự bị), có 160 xe tăng, bộc thép, 350 pháo cơ giới, chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chắt (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng.

Sau 10 ngày tiến công không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc huy động thêm quân đoàn tiến công từ 3 hướng Đồng Đăng, Cao Lộc, Lộc Bình nhằm chiếm thị xã Lạng Sơn, nhưng bị đơn vị chủ lực ta và lực lượng địa phương đánh chặn quyết liệt, gây cho đối phương nhiều thiệt hại.

Tổn thất nặng nề, Trung Quốc rút quân nhưng trên đường đi đã đốt phá, cướp bóc, chém giết người dân.

Trong một tháng, quân và dân Lạng Sơn đã tiêu diệt 19.000 địch, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 4 tiểu đoàn; bắn cháy 128 xe quân sự, phá hủy 95 pháo, súng cối…

Quân Trung Quốc huy động 2 sư đoàn bộ binh tiến vào huyện Móng Cái và huyện Bình Liêu, đồng thời dùng pháo bắn dữ dội vào thị xã Móng Cái và các khu vực Hoành Bồ, Đồng Văn.

Trước cuộc tiến công của quân Trung Quốc, lực lượng vũ trang tỉnh và các huyện Bình Liêu, Móng Cái, Tiên Yên anh dũng đánh trả, đánh tan hàng chục đợt tiến công của dối phương, giữ vững địa bàn.

Cuối tháng 2, đầu tháng 3.1979, quân Trung Quốc mở nhiều đợt tiến công vào các địa bàn, điểm cao biên giới. Bộ đội địa phương, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi các đợt tiến công, buộc quân Trung Quốc phải rút lui về bên kia biên giới.

*Bài có sử dụng một số tư liệu của đồng nghiệp