Cuộc tập trận đa phương hàng năm Cobra Gold đã khởi động vào ngày 25/2 tại Thái Lan. Kể từ khi được khởi xướng cho đến nay, Cobra Gold đã là một hoạt động phối hợp chung giữa các lực lượng đặc nhiệm Thái Lan và Hoa Kỳ. Các tàu tấn công đổ bộ USS America (LHA-6) và USS Green Bay (LPD 20) mang theo Đơn vị thám hiểm biển 31 (MEU), bao gồm cả máy bay F-35B, được kéo vào Vịnh Thái Lan trong năm nay.
Sức ép từ Trung Quốc
Tại Thái Lan, Thủy quân lục chiến MEU 31 và các thủy thủ của cả hai tàu đã cùng lực lượng vũ trang Hoàng gia Thái Lan lên kế hoạch cho các sự kiện tương tác khác nhau như chỉ huy và kiểm soát song phương, hỗ trợ nhân đạo và diễn tập huấn luyện dã chiến, bao gồm đổ bộ và hội quân trên bộ.
Hoa Kỳ đã có sự hiện diện ở Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ, và trong 20 năm qua, sự hiện diện đó hầu như không thay đổi. Nhưng trái ngược hoàn toàn với các cuộc tập trận trong quá khứ, năm 2020 là năm đầu tiên máy bay thế hệ thứ năm của Hoa Kỳ tham gia tích cực trong cuộc tập trận. F-35B được đưa vào hoạt động trong Cobra Gold năm nay, tiến hành hội quân cùng Không quân Hoàng gia Thái Lan.
Mặc dù tăng cường mối quan hệ với quốc gia sở tại và chuẩn bị cho các thảm họa tự nhiên quy mô lớn là vai trò cốt lõi của cuộc tập trận, việc gửi thông điệp chiến lược tới Trung Quốc có thể là một yếu tố quan trọng nhất cần xem xét.
Chính phủ Trung Quốc, tại Diễn đàn Vành đai và Con đường (BRF) năm 2019 đã thảo luận về triển vọng của 200 thỏa thuận chỉ riêng ở Đông Nam Á. Đối với Thái Lan, Kênh đào Kra Isthmus sẽ kết nối Vịnh Thái Lan với Biển Andaman, cho Trung Quốc một lối đi bỏ qua eo biển Malacca ở phía nam. Điều này sẽ cho phép Hải quân Trung Quốc (PLAN) và các tàu thương mại Trung Quốc tiếp cận nhanh hơn tới Ấn Độ Dương. Lối tắt khoảng 1.200 km sẽ hỗ trợ Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng với chi phí thấp hơn và thời gian giảm đáng kể.
Trong bối cảnh đó, Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Lực lượng vũ trang Thái Lan để củng cố tự do hàng hải qua khu vực này - đặc biệt khi Vịnh Thái Lan lại nằm lân cận với Biển Đông – nơi đang có tranh chấp chủ quyền.
Sự thay đổi này diễn ra ngay sau khi lãnh đạo trung tâm của Thủy quân lục chiến Mỹ ban hành hướng dẫn thay đổi về thể chế. Chỉ huy thứ 38 của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, Tướng David H. Berger, đã công bố hướng dẫn lập kế hoạch vào ngày 17/7/2019. Tài liệu này bao gồm Thủy quân lục chiến thay đổi trọng tâm từ Bộ Tư lệnh Trung tâm (CENTCOM) ở Trung Đông sang Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (INDOPACOM). Điều này, cùng với những thay đổi trong cuộc tập trận Cobra Gold năm nay, cho thấy sự khởi đầu của những thay đổi chiến lược ở Đông Nam Á.
Hướng dẫn này nhắm tới sự thay đổi trọng tâm chung sang Thái Bình Dương và tránh xa các cuộc chiến ở Trung Đông. Ông Berger nói: "Tôi sẽ tiếp tục ủng hộ việc triển khai lực lượng của chúng tôi trên toàn cầu để cạnh tranh chống lại các hoạt động xấu của Trung Quốc, Nga, Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ - với trọng tâm ưu tiên vào sáng kiến Một vành đai Một con đường của Trung Quốc và các hoạt động xấu của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông". Thủy quân lục chiến không xa lạ gì với các hoạt động ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cuộc chiến chống khủng bố trong hai thập kỷ qua đã làm suy giảm sự hợp tác của các Hải quân và Thủy quân lục chiến tại Tây Thái Bình Dương.
Chiến lược mới cho Thủy quân lục chiến Mỹ
Giải pháp trước mắt trong thời gian ngắn là sử dụng số lượng tối đa các tàu chiến có thể mang theo trực thăng F-35Bs, đồng thời có khả năng vận chuyển nhanh Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) để nắm giữ lợi thế ở Thái Bình Dương. Mười chiếc F-35B đang hoạt động lần đầu tiên được đưa tới INDOPACOM trong cuộc tập trận Balikatan ở Philippines vào tháng 4 năm 2019 trên tàu USS Wasp (LHD 1). Với việc Thủy quân lục chiến chuyển phần còn lại của phi đội AV-8B Harrier và phi đội F/A-18 của họ thành phi đội F-35B/C trong thập kỷ tới, INDOPACOM rất có thể sẽ kết hợp nhiều máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hơn trong các lần triển khai chu kỳ thường xuyên.
Liên quan đến Philippines, không có thời gian nào tốt hơn để Hoa Kỳ chuyển trọng tâm vào bên trong chuỗi đảo đầu tiên, phía tây Biển Đông và vào Đông Nam Á. Kể từ khi Philippines tuyên bố ý định rút khỏi hiệp ước hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, Trung Quốc trở thành cường quốc rõ ràng để lấp đầy khoảng trống đó. Sức hấp dẫn từ tiền của Trung Quốc sẽ mở ra cánh cửa đi vào chuỗi đảo đầu tiên, tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tài chính và hải quân của Trung Quốc. Động thái này sẽ giúp Hải quân Trung Quốc việc và vận chuyển thương mại tiếp cận trực tiếp vào chuỗi đảo thứ hai, tiến một bước gần hơn đến sân sau của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có thể phải xác định lại tính toán quyết định của Trung Quốc bằng cách tăng tự do hoạt động hàng hải và xây dựng mối quan hệ song phương với các quốc gia ở Đông Nam Á.
Một yếu tố được phản ánh trong hướng dẫn của Berger, là việc áp dụng Chiến dịch căn cứ hiện đại viễn chinh (EABO) như một thành phần cốt lõi của học thuyết chiến đấu của Thủy quân lục chiến. EABO cho phép lực lượng hải quân tiếp tục di chuyển về phía trước để hỗ trợ các đối tác hiệp ước bằng các lực lượng đáng tin cậy với một cơ sở hạ tầng vững chắc hơn và khó nhắm mục tiêu hơn. Về cơ bản, lực lượng Thủy quân lục chiến kiểu mới này sẽ ưu tiên hoạt động trong một bộ chỉ huy tập trung, nhưng với sự kiểm soát phi tập trung. Thủy quân lục chiến sẽ hoạt động rộng khắp các đảo, quần đảo và bán đảo Thái Bình Dương. Điều này sẽ khiến các lực lượng phân tán, do đó làm phức tạp đối thủ khi muốn nhắm mục tiêu. Để có sự hiện diện trong các hoạt động phân tán ở Đông Nam Á, sẽ rất quan trọng để đảm bảo khả năng sống sót cho tất cả các lực lượng đổ bộ hoạt động ở Thái Bình Dương.
Bất kể cách tiếp cận thay đổi ra sao, khả năng sống sót và chiến thắng của lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ chỉ đạt được bằng cách hợp tác với các đồng minh chủ chốt. Cuộc tập trận Cobra Gold năm nay có thể chỉ là một phần của thỏa thuận song phương và hợp tác an ninh giữa Lực lượng vũ trang Hoàng gia Thái Lan và Quân đội Hoa Kỳ nói chung. Thời gian tới, Đông Nam Á sẽ tiếp tục đóng vai trò là điểm giao thoa giữa hoạt động tự do hàng hải của Mỹ và sự mở rộng kinh tế toàn cầu và chiến lược chống tiếp cận và chống đổ bộ khu vực A2AD của Trung Quốc.