Tiểu thương thẫn thờ nhìn cá ế chất đống ở các chợ miền Trung

B. Bình |

Chỉ trong vài ngày, có thương lái đã mất trắng gần 2 tỷ đồng vì thảm họa cá chết hàng loạt đang diễn ra dọc bờ biển.


Cầu Hai, khu chợ chuyên về hải sản lớn nhất huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), rơi vào tình cảnh chỉ có người bán không có người mua sau thông tin cá chết hàng loạt nghi do nhiễm độc. Ảnh: Zing.vn

Cầu Hai, khu chợ chuyên về hải sản lớn nhất huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), rơi vào tình cảnh chỉ có người bán không có người mua sau thông tin chết hàng loạt nghi do nhiễm độc. Ảnh: Zing.vn

Một tiểu thương chán nản trước cảnh đìu hiu trong chợ cá. Ảnh: Zing.vn
Một tiểu thương chán nản trước cảnh đìu hiu trong chợ cá. Ảnh: Zing.vn
Ngồi buồn, không bán được hàng, nhiều tiểu thương còn bỏ đi chỗ khác. Ảnh: Zing.vn
Ngồi buồn, không bán được hàng, nhiều tiểu thương còn bỏ đi chỗ khác. Ảnh: Zing.vn
Một tiểu thương ở Quảng Bình ngồi im lặng bên sạp hàng ế. Ảnh: Zing.vn
Một tiểu thương ở Quảng Bình ngồi im lặng bên sạp hàng ế. Ảnh: Zing.vn
Cá biển trước đây là món ăn hàng ngày của các gia đình, nhưng bây giờ, người dân đến chợ đều tỏ ra dửng dưng khi đi qua những gian hàng này, các lái buôn chỉ biết ngao ngán lắc đầu nhìn nhau. Ảnh: Người lao động
Cá biển trước đây là món ăn hàng ngày của các gia đình, nhưng bây giờ, người dân đến chợ đều tỏ ra dửng dưng khi đi qua những gian hàng này, các lái buôn chỉ biết ngao ngán lắc đầu nhìn nhau. Ảnh: Người lao động

Bà Nguyễn Thị Kiều (54 tuổi, trú xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình), cho biết gia đình bà có tàu đi đánh bắt gần bờ nên mỗi lần cập bến bà lại đưa cá ra chợ bán nhưng mấy ngày nay không bán được cá vì thương lái chẳng dám mua.

Bà Nguyễn Thị Kiều (54 tuổi, trú xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình), cho biết gia đình bà có tàu đi đánh bắt gần bờ nên mỗi lần cập bến bà lại đưa cá ra chợ bán nhưng mấy ngày nay không bán được cá vì thương lái chẳng dám mua.

Người bán cá ở chợ cá Đồng Hới ngồi buồn hiu khi vắng khách. Ảnh: L.Giang/Tuổi trẻ
Người bán cá ở chợ cá Đồng Hới ngồi buồn hiu khi vắng khách. Ảnh: L.Giang/Tuổi trẻ

Chị Huỳnh Thị Mười, tiểu thương buôn cá vẩu ở thôn An Cư Đông thị trấn Lăng Cô, H.Phú Lộc, Thừa Thiên Huế cho hay trên báo Phụ nữ: Trước đây, mỗi ngày chị xuất đi Đà Nẵng và TP.HCM ít nhất hơn 200kg cá vẩu với giá sỉ 200.000đ/kg.

Bây giờ, mỗi ngày chị thu mua chưa được 10kg cá mà bán không ai mua vì khách nghi cá nhiễm độc.

“Mấy ngày ni, thấy bà con xuống đầm Lăng Cô vớt cá chết trên lồng, mình đi buôn cũng xót cho người nuôi.

Bây giờ lại rộ tin đồn cá ở Lăng Cô nhiễm độc chết nên các thương lái trong Nam ngưng đặt hàng, trong lúc đó, mình đã đặt cọc tiền cho các hộ nuôi. Tính ra, đợt này nhà mình lỗ gần 2 tỷ đồng”, chị Mười buồn bã.

Bà Trương Thị Hải, là đầu mối bán buôn hải sản ở Lý Hòa, huyện Bố Trạch, Quảng Bình nói trên báo Nông Nghiệp: “Bình thường chúng tôi thu mua mới số lượng lớn, mỗi đợt hàng vài chục triệu. Nhưng mấy ngày nay, các đầu mối không thua mua nữa.

Để sớm chấm dứt tình trạng cá bán không ai mua tại các chợ, người dân và các tiểu thương mong muốn các cơ quan chức năng sớm giải thích nguyên nhân, tìm ra biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này”.

Con cá có trọng lượng trên 30 kg chết bất thường trôi dạt vào bờ. Ảnh: Báo Quảng Bình
Con cá có trọng lượng trên 30 kg chết bất thường trôi dạt vào bờ. Ảnh: Báo Quảng Bình

Bà chủ nhà hàng, quán nhậu chuyên đồ hải sản Nguyễn Thị Sen đang ngồi xem tivi uể oải cho biết trên báo Tuổi trẻ: Mọi năm, thời điểm này đã bắt đầu vào mùa kinh doanh, dịp đầu mùa thế này đều bán không kịp, nhưng một tuần qua khi nghe tin cá biển chết thì du khách không đến nhà hàng nữa.

Chị Nguyễn Thị Bích Thủy, (phường Hải Đình, Đồng Hới, Quảng Bình) thẳng thắn chia sẻ về lý do không mua cá biển:

“Dân chẳng còn ai dám ăn cá vì không biết được nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt, nhất là khi có tin cá chết do nguồn nước nhiễm độc”.

Sự lựa chọn an toàn cho người dân thời điểm này chính là nguồn thủy sản nước ngọt, nên tại các hàng bán cá nước ngọt luôn có khá đông người mua.

Cũng chính vì vậy, hiện giá thủy sản nước ngọt như: tôm, cua, cá... đều tăng giá giao động từ 20.000-40.000 đồng/kg.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà vừa yêu cầu Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và hải đảo cùng các chuyên gia về môi trường khẩn trương xác định chính xác nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại các vùng ven biển từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Nhiều chuyên gia đã được huy động vào cuộc. Tuy nhiên, cho đến hôm nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây cá chết.

Bộ NN&PTNT cũng vừa có văn bản khuyến cáo người dân không ăn các loại cá chết dạt vào bờ biển, đồng thời lưu ý chính quyền địa phương cần tổ chức thu gom và tiêu hủy để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý – Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49- Bộ công an) cho biết, sau khi nhận được phản ánh, đơn vị này cũng đã cử người vào để kiểm tra, điều tra làm rõ.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại