Thủy ngân - “nước bạc” thời cổ đại
Với tính chất lỏng và có ánh kim, thủy ngân đã được một thầy thuốc người Hy Lạp đặt cho cái tên “nước bạc”. Theo tiếng Latinh, kim loại này có tên là hydrargyrum. Ở châu Âu, nó lại được lấy theo tên của một vị thần La Mã - thần Mercury.
Thủy ngân - nước bạc thời cổ đại.
Nhiều tài liệu cổ cho biết người xưa dùng thủy ngân trị bệnh xoắn ruột, giang mai vào thế kỷ 16.
Trong suốt thế kỷ 19, các thầy thuốc thường kê loại thuốc màu xanh, thành phần chính là thủy ngân để chữa các bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng và thậm chí dùng trong việc sinh nở.
Cho đến đầu thế kỷ 20, hằng năm, thủy ngân còn được cấp phát cho trẻ em như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun. Sự nhầm tưởng tai hại về thủy ngân đã dẫn tới những vụ án kinh hoàng trong lịch sử nhân loại.
Các nhà giả kim thuật chết không rõ nguyên nhân
Từ thời cổ đại, các nhà giả kim thuật đã biết sử dụng thủy ngân để chế ra một số kim loại khác, đặc biệt là vàng.
Trong những “phòng thí nghiệm” sơ sài, các nhà giả kim Trung Hoa, Ai Cập, Ả Rập ngày đêm “chung sống” với thứ chất lỏng kỳ lạ để mong tìm được “bí quyết” chế ra vàng.
Họ không biết rằng, hơi thủy ngân đã xâm nhập đường hô hấp, ngấm qua da... vào cơ thể họ. Hậu quả cuối cùng, họ đều mắc những chứng bệnh kỳ lạ như ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm.
Tần Thủy Hoàng qua đời vì thuốc trường sinh bất lão
Các bậc đế vương thời xưa, trong đó có Tần Thủy Hoàng, rất chuộng loại thuốc trường sinh. Một truyền thuyết kể rằng, với ước vọng trường sinh, Tần Thủy Hoàng có thể đã uống một loại “linh đan” có chứa thủy ngân do các đạo sĩ bào chế.
Tần Thủy Hoàng uống linh đơn với mong muốn trường sinh bất tử.
Theo những tác phẩm cổ xưa, Tần Thủy Hoàng có các con sông thủy ngân lỏng bao quanh. Theo quan niệm của người Trung Quốc, dòng sông thủy ngân có thể ban cho ai đó một sự sống bất tử.
Khi khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia đã phát hiện một điều vô cùng kỳ lạ là kết quả xét nghiệm mẫu đất xung quanh khu vực ngôi mộ của vị hoàng đế này có nồng độ thủy ngân rất cao.
Có lẽ, chính những dòng sông thủy ngân và loại linh đan thần dược đã khiến Tần Thủy Hoàng dần dần nhiễm độc thủy ngân và qua đời.
Hàng chục người thợ mạ mái vòm ở nhà thờ Isaac ở Petecbua (Nga) qua đời
Công trình mạ mái vòm nhà thờ Isaac ở Petecbua đã cướp đi hàng chục sinh mạng của những người thợ.
Vì thủy ngân có khả năng hòa tan nhiều kim loại, tạo thành các “hỗn hống” (amalgam), người ta đã đem hơn 100kg vàng nguyên chất, hòa tan trong thủy ngân thành hỗn hống rồi tráng lên những tấm đồng đường kính lớn hàng chục mét.
Sau đó đem họ các tấm đồng này nung nóng trên những cái lò đặc biệt cho đến khi thủy ngân bốc hơi hết và để lại một lớp vàng rất mỏng trên tấm đồng.
Những người thợ làm vòm nhà thờ khi đó dù được trang bị bảo hộ bằng quần áo lao động và che mặt bằng một tấm kính để chống hơi độc và sức nóng.
Song, những điều đó cũng không ngăn được thứ hơi độc chết người màu xanh nhạt xâm nhập cơ thể họ. Tất cả hơn 10 người thợ đã chết vì những căn bệnh bí hiểm mà không ai biết thủ phạm.
Những cơn điên loạn và cái chết của vị Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich (1530 - 1564)
Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich qua đòi vì nhiễm độc thủy ngân.
Vụ án Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich từng là một ẩn số. Các tài liệu ghi lại ông vua này có một sức khỏe bình thường, nhưng sau đó mắc chứng bệnh kỳ lạ, thỉnh thoảng lên cơn điên loạn. Ông được biết đến với cái tên Ivan bạo chúa.
Trong một cơn cuồng nộ, ảo tưởng, ông đã đánh con dâu đang mang bầu khiến cô bị sảy thai vì cho rằng cô mặc đồ khiếm nhã. Vì thế, con trai của Ivan đối đầu với ông nên đã bị ông giết chết.
Dù nhiều người nghĩ rằng Ivan qua đời khi đang sắp xếp một bàn cờ, có lẽ đúng hơn là ông qua đời khi đang chơi cờ với Bogdan Belsky vào ngày 18/3/1584.
Tuy nhiên, khi hầm mộ của Nga hoàng Ivan được mở ra trong cuộc trùng tu hồi thập niên 1960, xác ông được xét nghiệm và phát hiện có chứa hàm lượng thuỷ ngân lớn, cho thấy rất có thể ông đã bị đầu độc.
Thảm họa Minamata
Đến tận thế kỷ 20, thủy ngân vẫn gây những vụ án kinh hoàng tại nhiều nơi. Tại Nhật Bản - đất nước có nền công nghiệp phát triển cũng đã từng chấn động do thảm họa thủy ngân, mà người ta hay gọi là thảm họa Minamata.
Bà mẹ này mang thai khi nhiễm độc thủy ngân.
Người mẹ tắm cho con trai bị nhiễm độc thủy ngân.
Tính tới thời điểm này, thảm họa ngộ độc thủy ngân ở Minamata, Nhật Bản đã tròn 60 năm.
Tháng 5/1956, bốn bệnh nhân từ thành phố Minamata trên bờ biển phía tây của hòn đảo Kyushu phía Nam Nhật Bản nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng và khó hiểu như sốt rất cao, co giật, rối loạn tâm thần, mất ý thức, hôn mê, và cuối cùng là tử vong.
Ngay sau đó, 13 bệnh nhân khác từ các làng chài gần Minamata cũng bị các triệu chứng tương tự và qua đời.
Thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều người bị bệnh rồi tử vong như vậy. Các bác sĩ cũng vô cùng bối rối bởi các triệu chứng kỳ lạ đó. Cuối cùng người ta đã phát hiện ra nguyên nhân là ngộ độc thủy ngân.
Thủy ngân là một trong các chất thải sản xuất của một công ty hóa chất đổ ra Minamata với quy mô lớn. Thủy ngân nhiễm vào cá khiến những người người ăn cá bị nhiễm và mắc bệnh.
Chim sống tại địa phương cũng như các loài động vật thuần hóa cũng thiệt mạng. 900 người đã chết và 2.265 người được xác nhận bị ngộ độc thủy ngân trực tiếp.
Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở Nigata cũng xảy ra tương tự như ở Minamata và thủ phạm là chất thải chứa thủy ngân của một công ty khai khoáng trên địa bàn.
Năm 2001, có khoảng 1.700 trong số 2.200 người bị chết vì bị ảnh hưởng bởi độc chất từ nhà máy hóa chất ở miền Nam Nhật Bản, là do bị ngộ độc vì ăn cá ở địa phương.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần không thể phủ nhận những lợi ích do thủy ngân đem lại nếu được sử dụng đúng cách.