Thổ Nhĩ Kỳ có dám liều mạng hậu thuẫn trực tiếp cho Azerbaijan?

Lê Ngọc Thống |

Cuộc tấn công bất ngờ của Azerbaijan vào vùng lãnh thổ khu vực Nagorno-Karabakh đã khiến tình hình khu vực này nóng lên, có nguy cơ nhanh chóng chuyển thành chiến tranh toàn diện.

Nagormo-Karabakh không phải là IS

Nói như vậy để chứng tỏ một điều rằng, đây là một lực lượng quân sự mạnh đúng nghĩa.

Lực lượng này được sinh ra và lớn lên từ một cộng đồng chiếm hơn 80% dân số khu vực Nagorno-Karabakh nên họ được dân che chở, để tác chiến theo lối du kích nếu cần thiết. Cho nên, sa lầy trong cuộc chiến là điều mà Azerbaijan phải “suy nghĩ 2 lần”.

Ngoại trừ hải quân, họ có đủ các binh chủng hợp thành, đặc biệt là hệ thống phòng không hiện đại, mạnh mà Armenia “chia xẻ” từ trước tới nay để chuẩn bị sẵn sàng phòng hậu họa.

Chuyên gia Lê Ngọc Thống
Kỹ sư chỉ huy-Hoa tiêu. Nguyên sỹ quan Tham mưu Hải quân.

Trong khi đó, IS chỉ là một đội quân trơ trọi, không được sinh ra và nuôi dưỡng từ nguồn hậu thuẫn vô địch là dân tộc. Lực lượng quân sự IS chủ yếu là bộ binh, khả năng phòng không là con số không.

Như vậy, so sánh về mặt chiến thuật và công nghệ thì Azerbaijan tấn công IS dễ dàng hơn tấn công lực lượng Nagorno-Karabahk.

Lịch sử đã chứng minh, từ năm 1990, Azerbaijan đã làm nhưng không thắng phải ký đình chiến năm 2004, thì nay tình hình đã khác, quân đội Azerbaijan càng không thể thắng.


Một nhóm trinh sát luồn sâu của Azerbaijan bị tiêu diệt hoàn toàn.

Một nhóm trinh sát luồn sâu của Azerbaijan bị tiêu diệt hoàn toàn.

Thực tế đã rõ, Azerbaijan đã thực hiện “đòn tấn công phủ đầu”, đây là đòn tấn công bất ngờ thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho đối phương, nhưng đã không gây thiệt hại gì lớn cho họ. Về góc độ quân sự, đây là thất bại bước đầu của Azerbaijan.

Đó là lý do vì sao chỉ chưa đầy 4 ngày nổ ra xung đột, đôi bên đã tiếp tục tuyên bố đình chiến. Azerbaijan chắc đã cảm nhận khi tiến hành một cuộc chiến không thể thắng, hao người tốn của.

Lãnh đạo Baku phải biết cục diện địa chính trị khi cuộc xung đột lan rộng toàn diện giữa Azerbaijan và Armenia. Lúc đó, trong tình thế buộc phải lựa chọn, Nga sẽ đứng bên nào? Azerbaijan sẽ có lợi gì khi trở thành lính xung kích cho Thổ Nhĩ Kỳ?...

Đó là những câu hỏi không quá khó để trả lời và tấm gương Ukraine còn đang rất mới với Baku.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận được gì nếu can thiệp trực tiếp?

Rất dễ đoán ra là giữa cuộc xung đột Azerbaijan và Armenia và cuộc chiến Syria có sự liên quan với nhau.

Xung đột của 2 láng giềng Azerbaijan và Armenia không bao giờ Nga muốn, nhưng, nếu như có điều gì đó mà Nga không muốn thì Mỹ, phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ, tất nhiên, muốn.

Hiện tại hãy còn quá sớm để nói là có bàn tay của Mỹ-PT trong cuộc xung đột này, song có bàn tay của Ankara là chắc chắn khi ông Erdogan đã công khai tuyên bố ủng hộ đến cùng Azerbaijan giành lại Nagorno Karabakh.

Chưa biết TT Nga Putin sẽ xử lý cuộc xung đột này như thế nào, nhưng Nga sẽ không ngồi nhìn khi Ankara “thọc gậy bánh xe” mà sẽ ra tay mạnh với Thổ Nhĩ Kỳ rất quyết liệt nếu như Ankara không chỉ hỗ trợ cho Azerbaijan chỉ bằng lời mà còn bằng cả hành động.

Nga sẽ dành 2 đòn để cho Thổ Nhĩ Kỳ biết thế nào là chiến tranh, là xung đột sắc tộc, đặc biệt, biết thế nào là nội chiến.


Nếu Aleppo giải phóng, 3 ốc đảo của người Kurd Syria được nối liền, là cơn ác mộng với Ankara.

Nếu Aleppo giải phóng, 3 ốc đảo của người Kurd Syria được nối liền, là cơn ác mộng với Ankara.

Thứ nhất, đã đến lúc giải phóng Aleppo.

Nếu như trước đây, địa chính trị Aleppo với Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga tính toán…thì nay Nga sẽ “cởi găng tay” để chơi với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã biết, sau vụ máy bay SU-24 bị bắn hạ, gấu Nga gầm lên như thế nào trên tuyến biên giới địa phận Latakia thì lần này tại Aleppo, Nga sẽ trả đũa khủng khiếp hơn.

Nga tập trung, tăng cường, hỏa lực không quân, hải quân, cấp tập vào Aleppo với khả năng cho phép, để tạo điều kiện cho quân đội Syria và YPG làm chủ chiến trường.

Giải phóng Aleppo, có một lực lượng mạnh, thiện chiến, không thể thiếu, tham gia tấn công ở hướng ĐB Aleppo là PYG (dân quân người Kurd Syria).

Tất nhiên, PYG qua đó sẽ mở rộng lãnh thổ của mình, họ sẽ kết nối được “3 ốc đảo”, là khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi và Mỹ chủ trương lập ra vùng cấm bay trước đây nhưng lại được Nga thực hiện.

Thứ hai, Nga sẽ trực tiếp, công khai viện trợ quân sự cho PKK thông qua PYD, tức là viện trợ quân sự cho người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ đang đấu tranh đòi độc lập thông qua trực tiếp người Kurd Syria.

Đây là cơn ác mộng của Thổ Nhĩ Kỳ. Khu tự trị cho người Kurd Syria sẽ là nguồn cảm hứng và nguồn hỗ trợ cho phong trào đòi ly khai người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ (PKK) vốn đang căng thẳng, nóng, khiến Ankara đang đối phó, đàn áp dã man tại Thổ Nhĩ Kỳ.


Khu vực xung đột Nagorno-Karabakh. Ảnh RT.

Khu vực xung đột Nagorno-Karabakh. Ảnh RT.

Thứ ba, từ phía Armenia.

Nếu thực sự Ankara tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Azerbaijan-Armenia với đầy đủ nhân chứng, vật chứng, thì có nghĩa là quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên chiến với Armenia mà không kéo được NATO vào cuộc khi nó nằm ngoài sự điều chỉnh của điều 5 của hiệp ước.

Lúc đó, dù muốn hay không, quân đội Armenia sẽ động binh với Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới phía Đông Bắc của Thổ Nhĩ Kỳ.

Rõ ràng, phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, một căn cứ KQ Nga là Hmeymim tại Syria đã làm cho không quân Thổ thúc thủ, thì tại phía Đông Bắc, 2 căn cứ KQ Nga khác là Erebuni và Gyumri ở Armenia, Ankara thừa hiểu, không phải Nga dùng để đối phó với Azerbaijan.

Về mặt quân sự, Ankara lại thất thế và rất may là phái lãnh đạo quân sự cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ có vị thế đáng nể với Tổng thống Erdogan.

Cho nên, Ankara vẫn chỉ ủng hộ bằng lời nói, ngông cuồng của mình chứ không dám có hành động gì khác trong cuộc xung đột Azerbaijan và Armenia.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại