Thiếu Kẽm ở trẻ em vẫn trầm trọng, cứ 5 trẻ vẫn còn 1 trẻ thiếu sắt: Bác sĩ nói gì?

thinga |

Đây là nhận định của TS.BS Phan Bích Nga - Giám đốc TT Khám Tư vấn Trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khi được hỏi về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) ở trẻ em Việt Nam.

Thiếu VCDD không chỉ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe mà còn tạo gánh nặng quốc gia về sức khỏe và kinh tế. Vì thế, phòng chống thiếu VCDD được ví như cuộc chiến bền bỉ đẩy lùi "nạn đói tiềm ẩn". Cùng nghe TS.BS Phan Bích Nga cập nhật những con số mới nhất về tình trạng vi chất ở trẻ em Việt Nam, nguyên nhân, hệ lụy và giải pháp tăng cường vi chất hiệu quả cho trẻ.

Thiếu Kẽm ở trẻ em vẫn trầm trọng, cứ 5 trẻ vẫn còn 1 trẻ thiếu sắt: Bác sĩ nói gì? - Ảnh 1.

TS.BS Phan Bích Nga

BS đánh giá như thế nào về tình trạng thiếu VCDD ở trẻ em Việt Nam hiện nay?

Tình trạng thiếu vi chất của trẻ em tại nước ta đang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ca, điển hình trạng kẽm ở trẻ vẫn trầm trọng, cứ 5 trẻ vẫn còn 1 trẻ thiếu sắt.

Vậy có số liệu nào mô tả cho tình trạng đó không?

Báo cáo tổng điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020, tính riêng nhóm trẻ 6 - 59 tháng tuổi cho thấy:

Thiếu Kẽm ở trẻ em vẫn trầm trọng, cứ 5 trẻ vẫn còn 1 trẻ thiếu sắt: Bác sĩ nói gì? - Ảnh 2.

Thực tế con số sẽ cao hơn ở khu vực vùng sâu vùng xa khó khăn. Các chuyên gia nhận định Việt Nam hiện đang phải đối mặt với gánh nặng kép 3 về tình trạng dinh dưỡng sức khỏe trẻ em là: Suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì và thiếu VCDD.

Vậy có thể hiểu, hiện trẻ em Việt Nam đang bị thiếu kẽm trầm trọng nhất đúng không, thưa BS?

Đúng! Chúng ta có thể nhìn vào số liệu sau để thấy rõ tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam vẫn ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nặng theo đánh giá của WHO. Và càng vùng sâu vùng xa thì tỷ lệ càng cao.

Thiếu Kẽm ở trẻ em vẫn trầm trọng, cứ 5 trẻ vẫn còn 1 trẻ thiếu sắt: Bác sĩ nói gì? - Ảnh 3.

Riêng khu vực thành phố, 5 năm từ 2015 - 2020, tỷ lệ thiếu kẽm ở nhóm trẻ 6 - 59 tháng tuổi vẫn ở mức cao 49,6% và hầu như không cải thiện.

Điều này cho thấy, tỷ lệ thiếu VCDD có thể giảm nhờ điều kiện kinh tế xã hội ngày một cải thiện. Nhưng nếu không có biện pháp tổng thể thì khó có thể giảm xuống mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Xin BS cho biết, hậu quả của việc thiếu kẽm?

Kẽm tham gia đắc lực trong sự chuyển hóa, phát triển và tồn tại của con người. Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình nhân bản ADN, tổng hợp protein, tham gia vào thành phần của trên 300 enzym, thúc đẩy hormone tăng trưởng, tăng hấp thu, tăng cảm giác ngon miệng và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch.

Trẻ thiếu kẽm, sự tăng trưởng bị ảnh hưởng trầm trọng, cơ thể sẽ chậm và ngừng phát triển. Bên cạnh đó, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Quan trọng vậy nhưng kẽm lại không dự trữ trong cơ thể nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần cung cấp không đủ.

Thiếu Kẽm ở trẻ em vẫn trầm trọng, cứ 5 trẻ vẫn còn 1 trẻ thiếu sắt: Bác sĩ nói gì? - Ảnh 4.

Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn, dễ ốm.

Như BS nói, tỉ lệ thiếu vi chất ở trẻ có giảm nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện song tình trạng thiếu vi chất vẫn phổ biến, thậm chí còn cao. Vậy đâu là nguyên nhân?

Nguyên nhân bệnh lý dẫn tới thiếu VCDD ở trẻ là do mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ miễn dịch kém hoặc bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán). Khẩu phần ăn kém đa dạng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị cũng là nguyên nhân.

Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh cũng hiểu khá mơ hồ về tầm quan trọng của vi chất. Thậm chí không ít người nghe thực phẩm được bổ sung vi chất lại tỏ ra bất an vì nghĩ rằng: Thực phẩm mất đi sự nguyên chất và an toàn.

Bởi vậy, dù chất lượng cuộc sống được cải thiện rất nhiều song tỷ lệ trẻ em Việt Nam thiếu VCDD vẫn ở mức cao.

BS có thể nói sâu hơn về nguyên nhân thiếu vi chất do chế độ dinh dưỡng được không?

Kém đa dạng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị, chưa quan tâm đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm: Chất bột, chất béo, chất đạm, rau củ và trái cây là tình trạng chung trong chế độ ăn người Việt. Đôi khi, trẻ nhỏ bị áp dụng chế độ ăn của người lớn như: Chủ yếu ăn rau củ quả, ít đạm động vật, ít hoặc không có chất béo trong khẩu phần dẫn đến thiếu hụt năng lượng và đạm, không hấp thụ được các vitamin tan trong dầu mỡ như D, A dẫn đến thiếu hụt vi chất.

Thói quen xay thực phẩm trước khi nấu cho trẻ cũng là nguyên nhân làm hao hụt chất dinh dưỡng. Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng đã chỉ ra lượng kẽm mất đi trong quá trình chế biến có thể lên tới 90% dẫn đến tình trạng thiếu hụt kẽm phổ biến ở trẻ. Một sai lầm khác cho rằng nước thịt, nước hầm xương đủ bổ trong khi các loại nước hầm này hầu như không chứa đạm.

Vậy giải pháp nào để không bị rơi vào tình trạng thừa thực phẩm nhưng vẫn thiếu VCDD, thưa BS?

Để có 1 chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý chúng ta có thể tham khảo nguyên tắc 4-5-1 sau:

Thiếu Kẽm ở trẻ em vẫn trầm trọng, cứ 5 trẻ vẫn còn 1 trẻ thiếu sắt: Bác sĩ nói gì? - Ảnh 5.

Tỉ lệ cân đối giữa 3 nhóm chất trong bữa ăn cho trẻ như sau:

Thiếu Kẽm ở trẻ em vẫn trầm trọng, cứ 5 trẻ vẫn còn 1 trẻ thiếu sắt: Bác sĩ nói gì? - Ảnh 6.

Khi chế độ ăn của trẻ chưa cân bằng có thể bổ sung các thực phẩm bổ sung VCDD. Ví dụ: Trẻ ăn ít thị cá, trứng,... cần thêm sắt, kẽm; Ăn ít rau và hoa quả thêm vitamin; Chậm mọc răng, chậm vận động thì chú ý canxi và vitamin D3, K2…

Xin cảm ơn BS!

Các thông tin về vi chất dinh dưỡng ba mẹ có thế tham khảo thêm tại:

Website: https://www.fitobimbi.vn/

Fanpage: Fitobimbi

Youtube: Fitobimbi – Chăm sóc sức khỏe bé yêu

Tổng đài CSKH: 1800.8070 (miễn cước)

Thiếu Kẽm ở trẻ em vẫn trầm trọng, cứ 5 trẻ vẫn còn 1 trẻ thiếu sắt: Bác sĩ nói gì? - Ảnh 7.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại