Trong chuyến sang Thái Lan tham dự AFF Cup 2012 vừa qua, tôi có dịp trò chuyện với một cựu cầu thủ Thái hiện đang làm trợ lý cho HLV Kiatisuk ở CLB Bangkok FC- Anh Apisit Khaikaew. Anh cũng từng thi đấu cho An Giang và Bình Định giai đoạn 2004, khi phong trào cầu thủ Thái di cư ồ ạt sang Việt Nam.
Trong cuộc trò chuyện về Bóng đá, cuộc sống thì điều làm tôi lưu ý nhất chính là quá trình tập trung của các CLB ở Thái (cả Thai League và hạng nhất). Nó làm tôi ngạc nhiên vì qui trình ngược so với bóng đá Việt, và lạ hơn là bởi trong khi người Thái đã làm bóng đá chuyên nghiệp từ lâu thì chúng ta vẫn còn đang bán chuyên.
Cầu thủ ngoại cũng thế, phụ thuộc vào điều khoản theo từng hợp đồng, có CLB lo chỗ ở, có CLB không những tất cả đều thuê nhà căn hộ ở Bangkok để ở chứ không ở cùng trong đội.
Chỉ đến trước ngày thi đấu một ngày, thường là cuối tuần, thì chúng tôi mới tập trung với nhau một buổi tối để họp đấu Pháp, lên chiến thuật, giải quyết những vấn đề trước trận đấu. Cầu thủ ở Thái vô cùng tự do, thoải mái nhưng chính bản thân cầu thủ phải tự kiểm soát mình.
Nếu cầu thủ đi chơi, uống rượu bia nhiều, đến khi tập không tập được, không được thi đấu cuối tuần sẽ không có tiền thưởng, không có lương nuôi gia đình, CLB sa thải và các CLB khác cũng sẽ không nhận vì người ta đã biết hết chuyện không tốt của cầu thủ đó. Các cầu thủ đều phải tự chăm sóc cho bản thân".
Nghe qua về quá trình tập luyện, các cầu thủ thái trông cũng nhàn nhã hơn cầu thủ Việt Nam nhiều.
Buổi sáng, cầu thủ thường tập tạ, đi bơi để tăng cường thể lực. Khi sang Việt Nam thi đấu, tôi rất thắc mắc sao cầu thủ tập nhiều quá. Sáng 7h dậy ăn sáng, 8h30 ra sân. Trưa 11h ăn cơm, ngủ 2h dậy chuẩn bị 3h ra sân tập tiếp đến 5h.
Quanh năm suốt tháng như thế, tập trung với nhau suốt mùa giải, chỉ về nhà được vài lần. Vừa buồn chán vì xa gia đình, vừa tập quá nhiều dẫn đến quá tải, chấn thương.
Vừa nghỉ CLB, những cầu thủ nào lên Đội tuyển lại tiếp tục như thế. Tôi không bình luận chuyện đúng sai vì mỗi một nền bóng đá có những cách làm khác nhau nhưng quả thật nhiều cầu thủ rất mệt mỏi".
Nghe Apisit đề cập đến chuyện mệt mỏi từ tinh thần đến thể xác của các cầu thủ mới thấy quá đúng. Minh chứng rõ ràng nhất là việc hàng loạt tuyển thủ của ĐTVN chấn thương trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2012 vừa qua khiến HLV Phan Thanh Hùng mất quân giỏi làm lệch quỹ đạo lộ trình chuẩn bị.
Đã cày ải suốt 7,8 tháng trời ở CLB, nghỉ được vài ngày lại tập trung Đội tuyển hơn 2 tháng, với hai quãng nghỉ ngắn ngủi liệu có đủ thời gian cho các cầu thủ hồi phục?
Cầu thủ Việt Nam liên tiếp chấn thương, đi Singapore mổ gối cũng có, mổ trong nước cũng có, và hàng loạt những chấn thương lặt vặt nghỉ vài tuần, hoặc vài tháng cũng không phải ít.
Từ "quá tải" được lặp đi lặp lại ra rả suốt một mùa giải và lên đến cả đội tuyển. Nhìn cầu thủ ĐTVN thi đấu, tinh thần mệt mỏi, thử hỏi làm sao đá hay? Thế thì chúng ta tập nhiều mà không hiệu quả, không mang lại Thành tích tốt thì tập nhiều để làm gì?