Thế lực nào đang đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Nga, đặc biệt qua thương vụ S-400?

Vũ Thu Hương |

Đây là câu hỏi được dư luận và giới phân tích quốc tế đặt ra trong thời gian gần đây khi mà Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xích lại gần Nga và một mực quyết tâm mua S-400 của Nga mặc sự phản đối của Mỹ.

heo Dailysabah, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua được hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 của Nga hiện đang là vấn đề nổi cộm trong chương trình nghị sự của Ankara và Washington. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ gần đây đã soạn thảo và trình Quốc hội Mỹ dự thảo ngăn cản việc chuyển giao máy bay F-35 cho Ankara vì thương vụ S-400.

Theo dự thảo, Ankara đã trả 1,2 tỉ USD và sẽ phải tiếp tục trả thêm 2,3 triệu USD trong thương vụ mua F-35 của Mỹ. Mối quan hệ đối tác Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang được phía Mỹ đặt nhiều nghi vấn.

Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 của Nga với giá 2,5 tỉ USD và đây được Mỹ xem là mối đe dọa lớn với các nước NATO và đồng minh.

S-400 và máy bay F-35 được một nước thuộc thành viên NATO như Thổ Nhĩ Kỳ triển khai có thể sẽ đe dọa đến hệ thống vũ khí quân sự của các nước trong tổ chức này. NATO hiện đang bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ.

Khác với S-400, hệ thống tên lửa Patriot lại hòa hợp với hệ thống vũ khí của NATO. Thêm nữa, việc Ankara mua S-400 cũng đi ngược lại với mục tiêu "giảm ảnh hưởng của Nga ở châu Âu và Á Âu".

Và việc Ankara mua S-400 được cho là hành động đe dọa đến sự thống nhất của các đồng minh NATO.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định rằng bất cứ nước thành viên nào cũng đều tự do lựa chọn để mua hệ thống phòng thủ và việc mua vũ khí của các nước thành viên chỉ là vấn đề quốc gia.

Tuy nhiên, điều đáng nói là S-400 không hợp nhất được với hệ thống vũ khí của NATO. Bởi lẽ đó nên Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ sử dụng S-400 cho mục đích của riêng mình.

Điều này được Ankara nhiều lần nhắc đến. S-400 sẽ không xem hệ thống của NATO trong đó có máy bay F-35 là kẻ thù. Ở nhiều nước giống như Hy Lạp và Bulgaria, cũng từng tồn tại hệ thống vũ khí của Nga và NATO được sử dụng song song.

Hơn nữa, để xoa dịu những lo lắng của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã lập một nhóm làm việc về vấn đề kỹ thuật nhằm bảo đảm rằng sẽ chẳng có nguy cơ hay rủi ro nào mà S-400 gây ra cho Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong khu vực nhiều biến động. Từ những vấn đề của thực tại, chúng ta có thể nói rằng Ankara đang góp mặt trên nhiều trận chiến.

Từ khủng bố cho đến việc nhập cư trái phép. Thổ Nhĩ Kỳ luôn là trung tâm của nhiều vấn đề trong khu vực, từ Karabakh và Georgia cho tới Crimea và Cyprus. Bởi vậy không ngoa khi nói rằng lỗ hổng an ninh của Ankara chính là phản ánh điểm yếu của NATO.

Với những động thái của Thổ Nhĩ Kỳ trước mối lo của Mỹ về việc làm tổn hại đến chính sách "Giảm ảnh hưởng của Nga ở châu Âu và Á Âu", chẳng có gì rõ ràng.

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ từng đề nghị mua Patriot nhưng không nhận được câu trả lời, hiển nhiên nước này sẽ phải tìm đến S-400 của Nga như một giải pháp thay thế.

Câu hỏi ai đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Nga như vậy và làm ảnh hưởng của Nga với châu Âu và Á Âu ngày càng tăng bởi vậy vẫn dấy lên trong dư luận và giới phân tích.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn theo đuổi kế hoạch mua vũ khí của Nga bất chấp sức ép lớn từ Mỹ cũng như lo ngại của các đồng minh NATO, được giới phân tích nhận định là nằm trong chiến lược của quốc gia này không muốn ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác với Nga đang trên đà thuận lợi.

Trước hết là mối quan hệ hợp tác quân sự trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Trong khi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ luôn có khúc mắc về vấn đề Mỹ hậu thuẫn lực lượng người Kurd tại Syria thì Nga luôn chứng minh sự phối hợp hiệu quả với Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể từ sau căng thẳng do vụ lực lượng phòng không Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga cuối năm 2015, cùng với Iran, hai nước đã có sự phối hợp hiệu quả trong việc từng bước giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Bên cạnh các lợi ích về hợp tác quân sự, kinh tế thương mại cũng là điểm sáng trong quan hệ song phương giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Xích lại gần Nga nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế rằng mối quan hệ Mỹ-Thổ luôn có những lợi ích chiến lược khó có thể thay thế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại