Nhật thua thiệt lớn khi gây hấn với Trung Quốc trên đảo tranh chấp

myle |

Trong vụ tranh chấp lãnh thổ, ngoài quân sự thì cuộc chiến về kinh tế cũng là một vấn đề rất được chú trọng.

Là một quốc gia nghèo tài nguyên, Nhật Bản gần như phải phụ thuộc khá nhiều vào các đối tác nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, để phát triển kinh tế, củng cố quốc gia.

Tuy nhiên, những căng thẳng giữa Nhật - Trung trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khiến nước này sẽ phải chịu nhiều thua thiệt.

Ông Viên Minh Cương, nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc và thế giới tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho biết: “Vấn đề tranh chấp đảo Điếu Ngư ngày càng có những diễn biến phức tạp, nhưng trước mắt điều đáng quan tâm hơn cả đó là khó khăn về thương mại. Bởi lẽ động thái quân sự hiện nay đang có những tác động xấu tới nền kinh tế Nhật Bản".

Du lịch ế ẩm

Cục du lịch Nhật Bản cho biết, số liệu mới nhất tính đến ngày 25/2 cho thấy, chỉ trong 1 tháng đầu năm 2011 đã có 254.000 lượt khách Trung Quốc tới Nhật, chiếm 43,7% tổng số khách nước ngoài tới nước này. Như vậy, bình quân mỗi lượt khách đã tiêu 160.000 yên trên đất Nhật Bản, gấp hai lần chi tiêu của khách du lịch các nước khác.

nhat-thua-thiet-lon-khi-gay-han-voi-trung-quoc-tren-dao-tranh-chap

Tuy nhiên, một cán bộ của tổng công ty lữ hành quốc tế Trung Quốc cho hay, các đoàn khách Bắc Kinh đã bắt đầu hủy bỏ tour du lịch đến Nhật Bản, các công ty du lịch quốc tế Trung Quốc hiện đang mất khách đi Nhật trầm trọng.

Theo công bố của Công ty lữ hành Thượng Hải, đã có hơn 20 % số khách hủy tour vì lo ngại tình hình hai nước Nhật - Trung đang vô cùng bất ổn, rất dễ xảy ra mất an toàn cho chuyến đi. Đặc biệt, trong năm nay, tỉnh An Huy không có một khách du lịch nào tới Nhật Bản.

Thị trường hàng hóa ảm đạm!

Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đã thống kê tình hình tiêu thụ xe hơi trong tháng 8 tại Thị trường Trung Quốc. Theo đó, thương hiệu xe hơi của Mỹ tăng 19.9%, thương hiệu xe hơi Hàn Quốc tăng 13%, còn xe hơi của Nhật giảm 2%. Các hãng xe hơi của Nhật như: Honda, Toyota, Nissan, Mazda, Lexus, Mitsubishi, Suzuki… đều giảm nhiệt trong thời gian qua.

Hiệp hội công nghiệp xe hơi Trung Quốc cho biết: “Thị trường xe hơi Nhật Bản tại Trung Quốc tháng 8 vừa qua vô cùng ảm đạm, nguyên nhân có liên quan tới tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư”.

nhat-thua-thiet-lon-khi-gay-han-voi-trung-quoc-tren-dao-tranh-chap

Bên cạnh đó, hàng điện tử của Nhật Bản cũng không còn được người Trung Quốc ủng hộ. Chỉ riêng trong 2 ngày 8-9/9 Trung Quốc có tới 12 thành phố biểu tình chống hàng Nhật.

Ông Viên Minh Cương nhận định: "Các sản phẩm của Nhật Bản, thậm chí là ô tô cũng đang bị tồn đọng tại Trung Quốc. Đây không phải là vấn đề tẩy chay hàng hóa, mà bản thân khách hàng Trung Quốc cũng không muốn mua hàng Nhật Bản".

Trong Hội chợ thương mại về sản phẩm và linh kiện điện tử tổ chức tại Thâm Quyến ngày hôm qua, tổ chức Thương mại toàn cầu đã công bố kết quả điều tra mới nhất: “Riêng năm nay thị trường tiêu dùng điện tử của Trung Quốc đạt 1 368 tỉ NDT, con số này sẽ giúp Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ điện tử lớn nhất trên thế giới”.

Giá dầu trong nước tăng

Theo như phán đoán của các chuyên gia, nếu như Nhật tuyên chiến thì đường dẫn dầu thô của nước này qua eo biển Malacca và biển Nam Hải- Trung Quốc nhất định sẽ bị Trung Quốc cắt đứt.

Trên thực tế, một lượng lớn dầu thô từ Trung Đông cũng được vận chuyển về Nhật Bản thông qua những con đường này. 90% lượng dầu Nhật nhập khẩu và 40% tổng thương mại của quốc gia này đều phải thông qua đó. Kết quả là giá dầu trong nước của Nhật Bản sẽ tăng cao. Tuy nhiên, giá dầu trong nước Trung Quốc có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại