Ngay sau khi giới truyền thông đưa tin về vụ thảm sát ở trường tiểu học Sandy Hook, bang Connecticut, một số tổ chức ủng hộ sở hữu súng lên mạng xã hội thúc giục người dân đi mua súng.
Một cửa hàng bán súng ở Mỹ.
Theo báo Christian Science Monitor , không lạ gì cứ mỗi lần xảy ra một vụ thảm sát tập thể là mỗi lần người dân Mỹ lại kéo nhau ra cửa hàng bán súng để tìm cho mình một khẩu phù hợp với lý do tự vệ. Trong 14 ngày đầu tiên sau vụ thảm sát ở Aurora, Colorado vào ngày 21/7, số súng bán ra tăng 41%.
Vào "ngày thứ 6 đen" hôm 26/11, số người nộp đơn mua súng tăng cao kỷ lục, một phần vì lo ngại Tổng thống Barack Obama và các nhà lập pháp sẽ siết chặt luật kiểm soát sở hữu súng.
Trong khi đó, những người ủng hộ kiểm soát súng tỏ ra phẫn nộ trước thảm kịch ở trường Sandy Hook , đồng thời kêu gọi phải có hành động. Thị trưởng New York Michael Bloomberg thúc giục Tổng thống Obama cần “hành động ngay lập tức” để siết chặt luật kiểm soát súng.
Theo số liệu điều tra của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), có hơn 16,8 triệu lượt người dân nộp hồ sơ để được mua súng trong năm 2012. Ðây là con số cao nhất kể từ khi FBI bắt đầu công bố dữ liệu về việc mua bán súng vào năm 1988.
Người dân Mỹ đổ xô đi mua súng.
FBI không theo dõi các vụ mua bán vũ khí thực tế và con số về mua bán súng ở Mỹ có thể cao hơn so với số người đăng ký mua súng vì mỗi khách hàng có thể sở hữu hơn một khẩu súng.
Ngành công nghiệp sản xuất súng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế Mỹ.
Thực tế, ngành công nghiệp sản xuất súng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế Mỹ với doanh số 31,8 tỷ USD trong năm 2011, tăng so với 24,8 tỷ USD năm 2009, đồng thời tạo thêm công việc làm, thu thêm thuế qua hoạt động kinh doanh súng.
Ngoài ra, trong cơn suy thoái kinh tế vừa qua, ngành công nghiệp sản xuất súng ở Mỹ không hề bị ảnh hưởng như các ngành kinh doanh khác. Việc làm liên quan đến ngành công nghiệp sản xuất súng của Mỹ tăng 30% từ năm 2008 đến 2011.
Nhiều chỉ số cho thấy, ngành công nghiệp này của Mỹ “vẫn tiếp tục tăng trưởng trong một nền kinh tế xuống dốc”