Nga tăng cường vũ trang cho đảo tranh chấp với Nhật

myle |

Vũ khí lựa chọn có thể là các hệ thống phòng thủ biển cơ động Bastion hoặc là BAL.

Một tư lệnh quân sự cấp cao Nga vừa tuyên bố nước này đang tăng cường vũ trang cho binh lính trên quần đảo Kuril, vùng lãnh thổ của Nga ở khu vực Viễn Đông nhưng cũng được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.

Phát biểu với báo giới, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Nikolay Makarov cho biết hai đơn vị quân đội hiện đại đang được xây dựng trên quần đảo và việc tăng cường này phù hợp với kế hoạch đã được Tổng thống Nga chấp thuận trước đây.

“Việc vận chuyển các trang thiết bị quân sự ra đảo đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Chúng tôi sẽ hoàn thành chỉ lệnh của tổng thống trong vòng 2 năm tới”, hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Makarov cho biết.

“Chúng tôi đang xây dựng ở đây một lực lượng quân sự đủ đáp ứng nhu cầu an ninh trong khu vực”, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga nói thêm. Ông cũng cho biết, vũ khí lựa chọn có thể là các hệ thống phòng thủ biển cơ động Bastion hoặc BAL.

nga-tang-cuong-vu-trang-cho-dao-tranh-chap-voi-nhat

Hệ thống tên lửa phòng thủ biển Bal-E của Nga

Trong diễn biến liên quan trước đó, truyền thông Nga từng đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã yêu cầu tăng cường cho binh lính triển khai trên các đảo ở Thái Bình Dương tên lửa phòng không, các hệ thống thông tin và vũ khí hạng nặng.

Interfax dẫn lời một nguồn tin cấp cao ở Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các tên lửa đất đối không di động Pantsir-S1 sẽ được điều tới khu vực. Nguồn tin này cũng cho biết, các hệ thống Buk-M1 sẽ được thay thế bằng phiên bản mới hơn - Buk-M2.

nga-tang-cuong-vu-trang-cho-dao-tranh-chap-voi-nhat

Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1

Quần đảo Nam Kuril bao gồm các đảo Kunashir, Shikotan, Khabomai Rocks và Iturup đã đặt dưới sự kiểm soát của Liên Xô cũ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai và kể từ thời điểm đó được xem là lãnh thổ của Nga. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn kiên quyết khẳng định rằng các quần này thuộc chủ quyền của họ và được Tokyo gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc.

Mỗi lần có quan chức cấp cao Nga ra thăm đảo, Nhật Bản luôn phản đối và chỉ trích gay gắt. Tháng 7 năm nay, việc Thủ tướng Medvedev ra thăm đảo Kunashir một lần nữa lại làm bùng phát tranh cãi ngoại giao giữa hai nước. Tokyo lúc đó nói rằng chuyến thăm sẽ “dội một gáo nước lạnh” vào các quan hệ Nhật – Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại