Từ những năm 2000 trở về trước, người ta sử dụng các biện pháp tái chế để xử lí các toa tàu điện ngầm đã qua sử dụng.
Tuy nhiên, kể từ năm 2001, 2.580 toa tàu điện ngầm hết “date” của Mỹ bị vứt xuống đáy biển để làm môi trường sống nhân tạo cho các rặng san hô và sinh vật biển.
Do được vất bỏ với mục đích tái tạo môi trường tự nhiên, những toa tàu điện ngầm này đều phải trải qua quá trình làm sạch nghiêm ngặt. Những thiết bị điện tử bị tháo rời, phần kính và nhựa của các toa tàu cũng bị loại bỏ. Chỉ phần khung sắt của các toa tàu được giữ lại và sau đó, chúng bị nhấn chìm xuống đáy đại dương.
Khu vực được lựa chọn để đặt các toa tàu điện ngầm là bờ biển phía Đông nước Mỹ. Những toa tàu này sẽ trở thành nơi sinh sống cho hàng loạt loài động vật biển và biến nơi đây thành khu câu cá giải trí. Theo tính toán, sử dụng các toa tàu điện ngầm hết “date” theo cách này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc tái chế chúng theo cách truyền thống.
Nhiếp ảnh gia Stephen Mallon, người thực hiện bộ ảnh đặc biệt này phải dành nhiều năm để ghi lại quá trình tạo ra các rặng san hô nhân tạo nhờ các toa xe cũ.
Một toa tàu điện ngầm đã qua sử dụng được thả xuống biển để tạo môi trường sống nhân tạo cho các loài san hô.
Những toa xe được tập kết tại bãi trước khi được xử lý và chở ra biển.
Chúng cần trải qua quá trình xử lý nghiêm ngặt trước khi được thả xuống biển.
Những toa xe đạt tiêu chuẩn đều phải trải qua quá trình làm sạch bằng hơi nước trước khi được thả xuống biển. Các tạp chất như dầu, chất rắn đều bị loại bỏ hoàn toàn.
Phần đường ống bên dưới các toa xe hoàn toàn sạch trơn sau quá trình xử lý.
Sau đó, những toa xe được chất lên xà lan chở ra biển.
Máy xúc giúp thả chúng xuống đúng vị trí đã định.
Những toa xe cũ sẽ tạo ra môi trường sống cho san hô và các loại cá.
Các nhà khoa học nhận định, việc sử dụng các toa xe cũ làm môi trường sống nhân tạo cho các loài sinh vật biển dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều so với các phương án khác.
Tính tới năm 2010 có tới 2,580 toa tàu điện ngầm được xử lí theo cách này.
Những toa xe mang lại hi vọng cho một hệ sinh thái nhân tạo ngoài khơi nước Mỹ.
Theo infonet.vn