Chiếc áo dài là lễ phục không thể thiếu trong ngày cưới của người Việt. Đặc điểm chung của những chiếc áo dài cưới là độ cầu kỳ hơn hẳn áo dài bình thường hay áo dài ăn hỏi. Tà áo có thể xòe rộng, hoặc nhiều tà, còn thân áo đa số được đính kim sao hoặc có các họa tiết long phụng thêu, vẽ tay phức tạp. Màu sắc áo dài cưới thường tươi tắn, thiên về gam màu nóng, đa số là màu đỏ, vàng, trắng hay hồng...
Màu đỏ đối với người Trung Quốc tượng trưng cho may mắn, cho sức mạnh xua đuổi tà ma. Theo truyền thống, trang phục cưới của cô dâu sẽ thêu cả hình rồng và phượng tượng trưng cho sự hài hoà giữa âm và dương.
Điểm chung của váy cưới truyền thống Ấn Độ là mạng che và những bộ trang sức cầu kì có tên là sari. Sari là một dải khăn dài từ 4-9 m được quấn quanh thân người theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng miền.
Cách quấn khăn phổ biến nhất là quấn quanh eo rồi sau đó vắt qua vai. Đi cùng với áo quấn sari là một chiếc váy dài. Chiếc áo mặc dưới lớp khăn quấn có thể may mà không có phần vải che lưng hoặc không có phần cổ.
Trang phục ngày cưới của cô dâu Hàn Quốc là chiếc áo hanbok được may cách điệu. Cô dâu đi những đôi giày hình chiếc thuyền may từ vải lụa và đi tất màu trắng. Đối với người Hàn Quốc, vịt được coi là biểu tượng cho hạnh phúc gia đình bền lâu, sếu biểu trưng cho sự trường thọ và vì thế mà trên dải khăn quàng hoặc dải thắt lưng của cô dâu thường thêu hai con vật này.
Khi thực hiện các nghi lễ của đám cưới, cô dâu Nhật sẽ mặc một chiếc kimono trắng có tên là shiro-maku, “shiro” nghĩa là trắng và “muku” nghĩa là trong. Bộ trang phụ này hoàn toàn chỉ có một màu trắng và được thiết kế vô cùng đơn giản, không có một hoạ tiết thêu, đính hạt hay trang trí nào.
Sau khi các nghi lễ đám cưới đã được tiến hành, cô dâu sẽ khoác ra ngoài bộ shiro-maku một chiếc áo choàng sặc sỡ có tên là uchikake để tiếp khách khứa. Áo được may rất cầu kỳ với những hoạ tiết hoa văn khắc hoạ phong cảnh và những con vật rất phức tạp.
Trang phục cô dâu lộng lẫy trong đám cưới của hoàng gia Brunei.