Căng thẳng Biển Đông 'sẽ dai dẳng'

hoanghuyen |

Các bước đi của Trung Quốc khiến Washington lo ngại khó kiểm soát các ngòi nổ đang ẩn nấp ở Biển Đông.

Trong báo cáo tháng trước của Nhóm Khủng hoảng quốc tế (ICG), các học giả đã cảnh báo rằng nếu các bên không kiềm chế, xung đột có thể xảy ra trên Biển Đông. Tạp chí uy tín Foreign Policy cũng chỉ ra 5 điểm có thể gây bùng phát những xung đột quy mô nhỏ trên vùng biển giàu tài nguyên và là tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới.

Vậy nguy cơ tranh chấp biến thành xung đột ở Biển Đông đến đâu?

cang-thang-bien-dong-se-dai-dang

Tàu hải giám, lực lượng đắc lực của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh:Xinhua

Nghiên cứu viên Michael Auslin của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) cảnh báo quyết định thiết lập cơ sở đồn trú của cái gọi là thành phố Tam Sa là một động thái nhằm nhấn mạnh sức mạnh quân sự, và vì thế gây lo ngại.

Theo học giả này, bằng việc thiết lập cơ sở quân sự đồn trú trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, Trung Quốc đã "gây căng thẳng" và khiến cho triển vọng giải quyết thông qua đàm phán về tranh chấp lãnh thổ thêm mờ mịt. Một hệ quả nữa là các nước láng giềng của Trung Quốc - vốn yếu hơn hẳn cường quốc này về mặt quân sự - sẽ chấp nhận ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột.

Minh chứng cho quan điểm này là phát biểu của nhiều học giả Trung Quốc theo phái "diều hâu". Lý Hồng Mai, ký giả thường xuyên của mục Ý kiến bình luận của Hoàn Cầu thời báo, cho rằng kể từ sau hải chiến 1988 trên Biển Đông, Trung Quốc chưa từng tham gia xung đột lớn nào trên biển, nhưng "điều đó không có nghĩa là quân đội Trung Quốc không đủ sức tiến hành chiến tranh", và còn khoe rằng nước này có đủ các vũ khí khí tài hiện đại.

Theo Michal Meidan, nhà phân tích chuyên về Trung Quốc của Eurasia Group, tình trạng hiện nay sẽ kéo dài.

"Căng thẳng sẽ dai dẳng", Meidan dự đoán. Động lực của các diễn biến trên thực địa xuất phát từ bối cảnh chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc cũng như cuộc đua chính trị giành ghế tổng thống ở Mỹ, và cả từ dư luận bên trong Việt Nam, Philippines và các nước liên quan. Những động lực này sẽ giữ cho Biển Đông dậy sóng bởi "không một chính phủ nào muốn bị dư luận xem là yếu thế" trong cuộc tranh chấp này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại