Trước ông Tập Cận BÌnh, 4 lãnh đạo của Trung Quốc cũng biến mất một cách bí ẩn.
Hai lần “biến mất” của Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình từng “biến mất” trong một thời gian khá dài vào năm 1986 và vào hồi sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Vào
đợt thu đông năm 1986, một áp phích với nhan đề “Bức thư gửi cửa tri
của Đại học Khoa học kỹ thuật” được dán trong khuôn viên trường đại học
này.
Bài báo phê phán Đại hội đại biểu nhân dân chỉ là “con dấu cao su
của số ít người”, kêu gọi mọi người “đấu tranh vì nền dân chủ chân
chính”.
Việc này đã mở màn cho cuộc biểu tình của sinh viên, nhận được sự hưởng ứng của đa số phần tử trí thức và sinh viên trên toàn Trung Quốc. Cuộc biểu tình đặt dấu hỏi lớn về việc ông Hồ Diệu Bang bị cách chức, ông Phương Lệ Chi bị khai trừ đảng. Đợt này, Đặng Tiểu Bình đã “biến mất” 3 tháng liền không xuất hiện.
Ông Đặng Tiểu Bình từng "biến mất" hai lần vào cuối những năm 1980
Lần thứ hai, Đặng Tiểu Bình “biến mất” khi ông Hồ Diệu Bang qua đời vào năm 1989. Đặng Tiểu Bình khi đó đã lui lại tuyến sau, nhưng không hề xuất hiện công khai. Khi nổ ra biểu tình của sinh viên, ông Đặng cũng vẫn “mất tích”.
Rồi đến việc
sáng 19/5/1989, thông tin Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Triệu Tử
Dương bị cách chức lan truyền khắp trong và ngoài Trung Quốc, cũng như
việc tuyên bố lệnh giới nghiêm tại Bắc Kinh của Chủ tịch Trung Quốc
Dương Thượng Côn và Thủ tướng Lý Bằng ngay đêm đó, Đặng Tiểu Bình vẫn
không hề xuất hiện.
Ngay cả khi có tin đồn Đặng Tiểu Bình bị quản thúc, ngay cả khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn hôm 4/6/1989, ông Đặng vẫn không hề xuất hiện, lên tiếng.
Mãi đến tận hôm 9/6, ông Đặng mới chính thức xuất hiện tại Bắc Kinh.
Bí thư Ủy ban kiểm tra kỉ luật Trung ương Trần Vân “biến mất” 6 tháng
Ông Trần Vân (bên trái) từng "biến mất" trong sáu tháng
Sau
đợt tham gia lễ truy điệu các lão thành Hàn Tiên Sở, Lưu Bá Thừa, Diệp
Kiếm Anh hồi tháng 10/1986, ông Trần Vân, khi đó là Bí thư ủy ban kiểm
tra kỉ luật Trung ương đã “biến mất”.
Điều này khiến các giới trong và ngoài Trung Quốc đưa ra nhiều đồn đoán, đặc biệt là báo chí Trung Quốc. Thêm vào đó, tháng 1/1987 nhiều sự thay đổi nhân sự đã diễn ra trong Ban thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, khi Tổng bí thư Hồ Diệu Bang từ chức, ông Trần Vân cũng không công khai xuất hiện. Báo chí Hồng Kông khi đó đưa tin ông Trần Vân đã “bán thân bất toại”.
Mãi đến tận giữa tháng 3/1987, ông Trần Vân mới xuất hiện khi từ Bắc Kinh đến Hàng Châu nghỉ dưỡng. Và ngày 4/4/1987, ông chính thức xuất hiện trước ống kính phóng viên trong khi tham gia “Hoạt động trồng cây nghĩa vụ toàn dân” của Trung Quốc.
Thủ tướng Lý Bằng “biến mất” trước công chúng
Mùa xuân năm 1993, những người hay theo sát sự kiện chính trị tại Trung Quốc nhận thấy, Thủ tướng Lý Bằng đã rất lâu không xuất hiện trước công chúng.
Cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng
Trong cuốn “Lý Bằng và kinh tế vĩ mô” mới xuất bản năm nay, lần đầu tiên tiết lộ việc ông Lý Bằng phải nhập viện vào năm 1993. Cuốn sách viết: “Từ 25 thán 4 đến tháng 8 năm 1993, đồng chí Lý Bằng phải nhập viện điều trị bệnh, khi chữa bệnh vẫn luôn quan tâm đến việc điều hành xử lý lạm phát.
Ngày 23 tháng 6, đồng chí đã nghiên cứu Biện pháp 36 điều về việc cải thiện tình hình kinh tế do đồng chí Giang Trạch Dân chủ trì, và hoàn toàn đồng ý với biện pháp này”.
Phó thủ tướng Hoàng Cúc “mất tích” bí ẩn
Ông Hoàng Cúc từng "mất tích" bí ẩn trong thời gian dài
Đầu năm 2006, Phó thủ tướng Trung Quốc Hoàng Cúc đã “mất tích” rất bí ẩn. Khi đó ông Hoàng Cúc đang phụ trách công tác tài chính, tiền tệ, thuế vụ của chính phủ Trung Quốc. Trong thời gian dài ông Hoàng Cúc “biến mất”, các phương tiện thông tin cũng đồn đoán không ít, có tin đồn là ông bị bệnh nặng, rồi cả tin ông bị điều tra vì dính líu đến vấn đề tài chính, thậm chí có tin ông để lộ bí mật quốc gia nên bị điều tra.
Đến
ngày 2/3/2006, người phát ngôn của Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân
dân Trung Quốc cho biết, ông Hoàng Cúc “đang nằm viện, và đang phục hồi
sức khỏe”.
Nhưng vẫn không thấy ống xuất hiện. Mãi đến ngày 5 tháng 6 năm đó, ông Hoàng Cúc mới xuất hiện công khai trước ống kính khi thạm dự đại hội các viện sĩ Viện khoa học và Viện công trình của Trung Quốc.