Thành viên "bộ tứ vũ khí" đối phó Nga bất ngờ 'mù đường'?

Hà Linh |

Được xếp vào 1 trong 4 vũ khí đủ sức đối phó Nga nhưng trực thăng tấn công Tiger vừa gặp tai nạn khá bất ngờ.

Tiger hỏng nặng sau vụ đâm dây điện. Nguồn: Internet

Tiger hỏng nặng sau vụ đâm dây điện. Nguồn: Internet

Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra hôm 20/5 khi chiếc trực thăng tấn công Tiger (ET-722) của Quân đội Tây Ban Nha cùng một số nước đang tham gia cuộc tập trận mang tên Adriatic Strike 2021. Trong mục bay tầm thấp và tấn công đối thủ, một chiếc Tiger đã đâm phải dây điện gần làng Brestanica ở Slovenia.

Sau cú va chạm với một tiếng nổ lớn, chiếc trực thăng đã rất may bay tiếp đất một cách an toàn nhưng đã bị hư hỏng nghiêm trọng và không thể cất cánh buộc lực lượng cứu hộ đến giải cứu.

"Điều khá bất ngờ là thời điểm xảy ra vụ va chạm là khoảng 11h nên không thể đổ lỗi cho hệ thống nhìn đêm hoạt động kém hiệu quả như lời giải thích trước đây từng được Mỹ đưa ra khi Apache cũng gặp phải tai nạn tương tự", đại diện chính quyền địa phương cho biết.

Được biết, ngay trước khi xảy ra vụ tai nạn khó hiểu với chiếc Tiger, Tướng Adrian Bradshaw, cựu chỉ huy của NATO ở châu Âu đã xếp dòng trực thăng này vào nhóm 4 vũ khí thông thường đủ sức đối phó Nga. Đứng đầu trong trong bộ tứ này theo Tướng Adrian Bradshaw là tăng Challenger 2 của Anh. Chiến tăng Challenger 2 sẽ tiên phong trong đội tăng thiết giáp hạng nặng của quân đội châu Âu chống lại Nga.

Tiếp theo là tàu ngầm Type 212 của Đức. Các tàu ngầm Type 212 trọng lượng 1.500 tấn của Đức là lớp tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến hàng đầu thế giới, chạy động cơ điện – diesel và hệ thống động cơ AIP. Khi sử dụng động cơ AIP, tàu ngầm Type 212 chỉ phát ra tiếng ồn rất thấp và thời gian lặn lên tới 3 tuần. Tốc độ di chuyển của Type 212 là 37 km/h.

Vũ khí tiếp theo là tiêm kích Eurofighter Typhoon. Máy bay chiến đấu đa nhiệm Typhoon hiện được đưa vào biên chế trong Không quân Anh, Đức và một số quốc gia châu Âu khác. Trong các cuộc không chiến, tiêm kích Typhoon được đánh giá có sức mạnh vượt trội so với F-22 của Mỹ.

Còn Eurocopter Tiger là chiếc trực thăng tấn công do Đức và Pháp phối hợp sản xuất, có kích thước nhỏ hơn và trọng lượng chỉ bằng một nửa so với trực thăng AH-64 của Anh và Mỹ. Tuy nhiên, nó lại được mệnh danh là "con hổ biết bay của châu Âu".

Tốc độ di chuyển của Tiger là 291 km/h. Trực thăng này còn được sản xuất với nhiều phiên bản khác nhau và được trang bị các tên lửa chống tăng như Hellfire, Spike, PARS 3 và HOT 3, cùng tên lửa không đối không Mistral và các tên lửa không đối đất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại