Tàu sân bay có thực sự ‘bất khả chiến bại’?

Thanh Bình (lược dịch) |

Tàu sân bay hay hàng không mẫu hạm, là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay - trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển.

Tàu sân bay hay hàng không mẫu hạm, là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay - trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển.

Theo 19FortyFive, có 5 cách mới để tiêu diệt tàu sân bay.

Mỹ đang là quốc gia sở hữu nhiều tàu sân bay nhất thế giới, với 19 chiếc, chiếm gần một nửa số lượng tàu sân bay toàn cầu.

Tàu sân bay trên thế giới hiện chia làm 3 loại, gồm tàu cỡ lớn có thể mang cả máy bay cánh cố định và trực thăng, tàu cỡ nhỏ hơn phục vụ mọi hoạt động của trực thăng, và tàu đổ bộ sở hữu bãi đáp, nhà chứa máy bay, đồng thời mang theo trực thăng.

Tàu sân bay có thực sự ‘bất khả chiến bại’? - Ảnh 1.

Tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không lực ở các khoảng cách lớn không phụ thuộc vào các căn cứ ở gần đó để làm căn cứ trên mặt đất cho máy bay. (Ảnh: Reuters)

Hải quân nước Mỹ hiện biên chế 10 siêu tàu sân bay lớp Nimitz. Con tàu dài 332 m, nặng 101.600 tấn, lớn hơn 60% so với đối thủ kế cận là tàu Nữ hoàng Elizabeth của Anh. Thay vì sử dụng turbine khí hay hệ thống đẩy bằng điện - diesel như nhiều chiến hạm hiện đại khác, tàu Nimitz dùng hai lò phản ứng hạt nhân để tạo ra hơi nước áp lực cao làm xoay 4 trục cánh quạt.

Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng biên chế 9 tàu đổ bộ trực thăng lớp Wasp và lớp America. Những tàu này có độ dài trên 250 m, lượng giãn nước đạt khoảng 40.000 tấn, tốc độ 41 km/h. Hai tàu sân bay mới là USS Gerald R. Ford và USS John F. Kennedy đang trong quá trình chế tạo.

Trong khi đó, Nga hiện cũng chỉ còn một tàu sân bay đang hoạt động là chiếc Đô đốc Kuznetsov. Con tàu dài 305 m, lượng giãn nước khi đầy tải đạt 65.000 tấn.

Cụ thể, ấn phẩm của Mỹ cho rằng, có thể cố gắng đánh chìm tàu sân bay bằng các phương tiện truyền thống, chẳng hạn như sử dụng ngư lôi và tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, trong tương lai những con tàu này sẽ phải đối mặt với những mối đe dọa mới.

Mối đe dọa đầu tiên là các phương tiện không người lái dưới nước, có khả năng tự động chờ đợi trong thời gian gần như không giới hạn để tấn công tàu khi có đủ các điều kiện thích hợp.

Thứ hai là các cuộc tấn công mạng, có thể vô hiệu hóa các hệ thống chính của tàu sân bay và khiến nó dễ bị đối phương tấn công.

Thứ ba là máy bay không người lái sử dụng một lần.

Thứ tư là tên lửa siêu thanh, kết hợp với mối đe dọa của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.

Thứ năm là khả năng tấn công từ không gian vũ trụ.

Theo 19FortyFive, tàu sân bay hiện là một phương tiện có tầm ảnh hưởng địa chính trị, việc sử dụng chúng trong thế kỷ 21 có thể vẫn còn phù hợp cho đến khi loại tàu này bị phá hủy lần đầu tiên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại