Tàu ngầm hạt nhân Nga khiến Mỹ ngán nhất

Thùy Dung |

Trong bộ ba hạt nhân của Nga (máy bay tầm xa, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm hạt nhân), Mỹ thừa nhận lực lượng tàu ngầm của Moskva đáng ngại nhất.

Theo Sputnik, trong cuộc họp báo hôm 23/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: "Chúng ta đã làm rất nhiều việc để hiện đại hóa tiềm năng tên lửa hạt nhân của Nga, của các lực lượng vũ trang Nga. Với lực lượng hải quân, Nga đã đưa vào chế tạo những tàu ngầm hạt nhân chiến lược tối tân được trang bị những loại tên lửa loại mới".

Người đứng đầu Điện Kremly cũng nói thêm rằng Nga đang hành động theo đúng các thỏa thuận, kể cả START-3. Đáng chú ý, buổi họp báo của Tổng thống Putin diễn ra cùng ngày xưởng đóng tàu Sevmash làm lễ đặt kỵ chiếc tàu ngầm thứ tám thuộc Dự án 955 Borei.

 Tàu ngầm hạt nhân Nga khiến Mỹ ngán nhất  - Ảnh 1.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga

Theo nhận định Phó Đô đốc Hải quân Mỹ, James Foggo, trong bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga, lực lượng tàu ngầm Hải quân có hiệu quả nhất, khả năng hoạt động độc lập và bí mật cao. Tàu ngầm không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, và có thể thực hiện nhiệm vụ cách xa bờ biển nước Nga hàng ngàn dặm.

"Lực lượng tàu ngầm được trang bị công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả và thiện chiến của Nga" là một thách thức đối o với Mỹ ở Đại Tây Dương, báo Die Welt của Đức dẫn phân tích của James Foggo trong bài viết nêu nguyên nhân khiến Mỹ phải dè chừng Nga.

"Nga đang nhanh chóng lấp đầy khoảng cách công nghệ so với Mỹ. Quốc gia này đã tạo ra tạo ra một lực lượng quân đội hiện đại để khắc chế ưu thế và khai thác điểm yếu của chúng ta, đây là hình ảnh thu nhỏ của một cuộc chiến bất cân xứng", Phó Đô đốc James Foggo thừa nhận đồng thời cho biết thêm.

"Nga đang nhanh chóng xây dựng-phát triển tàu ngầm ngày càng hiện đại, hoạt động êm hơn và tàu khu trục được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kalibr. Chớ xem thường, đó là nền tảng sinh ra thách thức to lớn để chúng ta có thể đối phó với công nghệ tàng hình ưu việt của họ".

"Ưu thế rõ ràng mà chúng ta từng tận dụng trong chiến tranh tàu ngầm thời kỳ Chiến tranh lạnh đang dần bị suy yếu. Tàu ngầm Nga ngày càng hiện đại hơn, và do đó, một lần nữa chúng ta phải vật vã chạy đua công nghệ vũ khí với Nga", ông James Foggo nhận định.

Trước đó, kênh truyền hình CNN phát phóng sự về cán cân tàu ngầm Nga - Mỹ và đưa ra nhận định rằng hạm đội tàu ngầm của Moskva đang thách thức sự thống trị đại dương của hạm đội tàu ngầm Mỹ.

"Chúng ta lại quay lại thời kỳ khi chúng ta phải cân nhắc tới sự hiện diện của đối phương có khả năng thách thức chúng ta dưới nước. Ưu thế được đảm bảo dưới nước (của chúng ta) không còn nữa", Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Oliver Lewis thừa nhận.

Trong khi đó, chuyên gia Michael Kofman thuộc Trung tâm Wilson tại Washington lưu ý: "Trong số tất cả các tàu ngầm đối phương, đối với Mỹ thì Yasen là loại có độ ồn thấp nhất. Hải quân Mỹ không hoàn toàn chắc chắn họ có thể theo dõi được chúng".

Bên cạnh đó, giới quân sự Mỹ cũng đề cập đến sự gia tăng hoạt động của tàu ngầm Nga, đặc biệt trên Đại Tây Dương, vốn là hành lang đường biển quan trọng cho sự tăng cường lực lượng của Mỹ tại châu Âu.

Vậy nguyên nhân vì sao khiến Mỹ như ngồi trên đống lửa? Theo báo Die Wealt phân tích, tàu ngầm có thể quyết định chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân. Tàu ngầm được trang bị tên lửa hạt nhân, có thể tiến hành một vụ phản công hạt nhân từ lãnh thổ của một quốc gia, nếu quốc gia đó bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, tàu ngầm hạt nhân được coi là một trong những quân cờ quan trong trọng trên bàn cờ chiến lược toàn cầu. Tuy nhiên, còn có một thứ vũ khí rất quan trọng để quyết định thắng-bại, thoạt nhìn nó có vẻ không quan trọng, đó là công nghệ phát hiện tàu ngầm.

Bên nào phát hiện tàu ngầm của bên kia trước, sẽ có cơ hội chiến thắng và ngăn chặn phản công. Vì vậy, sự kết hợp giữa tàu ngầm và công nghệ điều khiển điện tử rất quan trong, bởi vì máy bay trinh sát có thể phát hiện tàu ngầm của kẻ thù. Nga cũng có nhiều loại máy bay chiến đấu mới được trang bị vũ khí rất hiện đại”, tờ báo Đức viết.

Nhận định của tờ Die Welt hoàn toàn có cơ sở bởi người Mỹ hẳn chưa quên bài học với tàu ngầm Akula của Hải quân Nga hồi năm 2012 trên Vịnh Mexico. 

Theo trang web The Washington Free Beacon, tàu ngầm hạt nhân hạng nặng Akula của Nga, được trang bị tên lửa hành trình, đã tuần tra gần căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Kings Bay trên Vịnh Mexico của Mỹ gần 1 tháng trời mà không bị phát hiện.

Được biết, căn cứ này là nơi đóng đô của 8 tàu ngầm tên lửa đạn đạo, chạy bằng hạt nhân của Mỹ. Nguồn tin trên đã cáo buộc hệ thống cảm biến âm thanh siêu mạnh của Mỹ triển khai ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, được hỗ trợ bằng các vệ tinh quân sự mạnh, không thể phát hiện được một tàu ngầm Nga đã triển khai từ cách đây hai thập niên.

Trước đó, tàu ngầm Nga cũng đã bị phát hiện gần bờ biển Mỹ vào năm 2009, khi báo New York Times đưa tin hai tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân của Nga tuần tra ở Đại Tây Dương, chỉ cách bờ biển Mỹ khoảng 200 dặm.

Một số chuyên gia so sánh, tàu ngầm Nga “tự do” ra vào vùng biển của Mỹ, trong khi đó, việc tiếp cận Nga từ đường biển để do thám với Mỹ là gần như không thể.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại