Tại sao đứt dây chằng chéo trước được xem là ác mộng của giới cầu thủ?

PV |

Đứt dây chằng chéo có thể gây teo cơ, hư sụn và dẫn đến thoái hóa khớp, được giới chuyên gia Y học thể thao liệt vào “tam chứng bi thảm” của các tổn thương khớp gối.

Trong tập luyện, thi đấu thể thao, chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đối với những vận động viên chuyên nghiệp, nhất là giới cầu thủ, đứt dây chằng chéo trước đầu gối được xem là một "cơn ác mộng" mà không ai muốn đối mặt.

Gần đây nhất, cầu thủ Võ Nguyên Hoàng chia tay đội tuyển U23 Việt Nam trước thềm SEA Games 31, "Phù thủy tâng bóng" Trọng Thy phải tạm dừng biểu diễn, đi lại khó khăn, tất cả đều do đứt dây chằng chéo trước khớp gối. Theo Chủ tịch Hội Nội soi khớp và Thay khớp Việt Nam - TS.BS Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh, đứt dây chằng chéo trước là một trong "tam chứng bi thảm" của các tổn thương khớp gối.

Dễ gặp, dễ lầm tưởng nhưng biến chứng khó lường

Đứt dây chằng thường xảy ra do tiếp đất sai kỹ thuật hoặc có sự chuyển hướng đột ngột khi đang đi, đang chạy. Chấn thương này rất dễ gặp phải trong thể thao, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ lúc tập luyện cho đến lúc thi đấu. Mỗi năm ở Mỹ có 95.000 trường hợp đứt dây chằng chéo. Tại Việt Nam, tuy chưa có con số cụ thể nhưng cũng được các chuyên gia dự đoán là khá cao.

ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ - Trưởng khoa Y học thể thao và Nội soi, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh cho biết, không phải tất cả các trường hợp bị đứt dây chằng đều có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Mỗi dây chằng có một chức năng riêng biệt, nếu chức năng đó không sử dụng trong tư thế bình thường thì tổn thương sẽ không bộc lộ ra. Khi đứt dây chằng chéo trước, nếu đi thẳng, chạy thẳng sẽ không thấy ảnh hưởng, chỉ khi chếch sang các hướng khác mới có thể phát hiện. Điều này vô tình hiến người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời dễ dẫn đến các tổn thương nặng hơn hoặc biến chứng nguy hiểm.

Đứt dây chằng chéo trước gây ra những hậu quả nghiêm trọng như khiến bó khớp gối mất ổn định, trở nên lỏng lẻo, người bệnh gặp khó khăn khi đi lại. Ngoài ra, dây chằng này đứt có thể khiến các dây chằng kế cận đứt, sụn khớp, mạch máu và dây thần kinh cũng bị tổn thương theo. Biến chứng nguy hiểm nhất chính là bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sớm, ảnh hưởng đến khả năng vận động theo thời gian và người bệnh có thể phải từ bỏ sự nghiệp thi đấu thể thao.

Thời gian phục hồi lâu dễ khiến phong độ giảm sút

Trên thực tế, thời gian phục hồi dài đằng đẵng hậu đứt dây chằng chính là bài toán khá hóc búa với các cầu thủ. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến chấn thương này trở thành "cơn ác mộng" trong giới vận động viên.

Sau phẫu thuật, để khớp gối quen dần với dây chằng mới, người bệnh thường mất 6 đến 9 tháng hồi phục. Trong trường hợp sử dụng gân tự thân, người bệnh phải mất thời gian để phục hồi cả vị trí cho lẫn vị trí nhận bởi lúc này, cơ thể vừa trải qua 2 lần tổn thương.

Nếu vội vàng trở lại sớm, cầu thủ sẽ dễ tái phát chấn thương, thậm chí là với mức độ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu trở lại muộn, họ sẽ bỏ lỡ những cơ hội thi đấu quan trọng trong sự nghiệp. Đồng thời, do nghỉ tập luyện lâu ngày, cầu thủ cũng dễ bị mất nhịp, nguy cơ sa sút phong độ là điều khó thể nào tránh khỏi.

Hiện nay tại Việt Nam, có nhiều bệnh viện điều trị đứt dây chằng khớp gối. Trong đó, BVĐK Tâm Anh được biết đến là một địa chỉ tin cậy điều trị thành công chấn thương thể thao cho các vận động viên chuyên nghiệp. Điển hình như trường hợp một năm sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước tại BVĐK Tâm Anh, cầu thủ Nguyễn Đức Chiến đã hoàn toàn bình phục phong độ và được gọi trở lại Tuyển quốc gia.

Tại sao đứt dây chằng chéo trước được xem là ác mộng của giới cầu thủ? - Ảnh 1.

Bên cạnh phương pháp điều trị truyền thống cấy ghép gân tự thân, gân đồng loại…, BVĐK Tâm Anh còn trở thành đơn vị tiên phong tại Việt Nam thực hiện thành công việc cấy ghép dây chằng nhân tạo. Đây là phương pháp điều trị đứt dây chằng hiện đại và hiệu quả bật nhất hiện nay giúp rút ngắn thời gian phục hồi, đồng thời hạn chế tổn thương lần 2 từ việc lấy gân tự thân. Nhờ ghép dây chằng nhân tạo, gần đây, nghệ sĩ biểu diễn tâng bóng nghệ thuật Trọng Thy đã có thể đi lại chỉ sau 1 ngày phẫu thuật.

Ngoài ra, theo lưu ý của các chuyên gia Y học thể thao - BVĐK Tâm Anh, không phải lúc nào cũng cần phẫu thuật tái tạo dây chằng. Chuyên gia khuyến cáo, VĐV khi có dấu hiệu đứt dây chằng nên nhớ khái niệm "Cấp cứu dây chằng", đến thăm khám ngay để đánh giá tổn thương. Nếu dây chằng chỉ đứt bán phần hoặc đứt toàn phần nhưng vẫn còn mạch máu nuôi (thường là vết thương dưới 3 tuần), tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh có thể nối dây chằng hiệu quả. Dây chằng sẽ tái tạo và lành vết thương nhanh chóng, bảo tồn được điểm bám nguyên thủy của dây chằng, hiệu quả phục hồi hoàn toàn khác biệt so với cấy ghép.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại