Rất ít người tại Mỹ hay Thổ Nhĩ Kỳ từng nghe tới Manbij trước khi bắt đầu cuộc chiến chống IS. Dù diện tích nhỏ và ít người biết, thành phố Syria này lại là một điểm chính gây bất hòa giữa hai đồng minh NATO.
Sau những đe dọa gián tiếp về thương mại trong nhiều tháng, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận đầu tháng 6 về một lộ trình để giải quyết những căng thẳng về vấn đề cai quản tại Manbij.
Tranh cãi quanh một thành phố nhỏ của Syria thể hiện một vấn đề lớn hơn: Mỹ đang cố để cân bằng Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh hiệp ước có quan hệ lịch sử lâu dài với lực lượng Dân chủ Syria SDF - một nhóm dân quân tại Syria do người Kurd lãnh đạo cam kết đánh IS và đang có sự hiện diện tại Manbij.
Mỹ kiên định không gọi SDF là đồng minh do nhóm này có liên quan tới Đảng Lao động người Kurd (PKK) - một tổ chức mà Mỹ xác định là khủng bố.
Lý do vì PKK đã tổ chức một cuộc nổi dậy tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1984, Thổ Nhĩ Kỳ coi lực lượng SDF là một mối đe dọa lâu dài và nghiêm khắc chỉ trích Mỹ vì làm việc với SDF, đồng thời tranh đấu dữ dội với ảnh hưởng của SDF tại Manbij.
Quân Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào đông bắc Syria để tiêu diệt lực lượng người Kurd.
Những điều khoản của thỏa thuận Manbij chưa được tiết lộ nhưng có vẻ nó sẽ có 2 phần chính. Đầu tiên sẽ là một thỏa thuận giữa quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ để 2 bên tổ chức "những cuộc tuần tra độc lập nhưng có phối hợp", sau đó sẽ thống nhất và được tổ chức chung.
Thứ hai, một việc khó hơn là sẽ có những nỗ lực để thay đổi việc cai trị tại địa phương hiện nằm trong tay một hội đồng Ả rập đông đảo có liên hệ với lực lượng SDF.
Những cuộc tuần tra chung sẽ cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ một vai trò trực tiếp hơn trong việc đảm bảo an ninh xung quanh Manbij, nơi trước đây hai bên đối đầu qua một đường biên hình bán nguyệt. Cuối cùng, sau khi những cuộc tuần tra được tiêu chuẩn hóa, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ thay thế những thành viên của hội đồng cai trị bằng những nhóm Syria mà họ tin tưởng.
Mục tiêu của Ankara là làm suy yếu SDF bằng cách giúp đỡ những lực lượng đồng minh Syria đang hoạt động tích cực ở phía bắc Aleppo và từng được huấn luyện tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Những mục tiêu này hoàn toàn logic theo quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nó cũng làm dấy lên nỗi ám ảnh về cuộc nội chiến Syria qua việc kiểm soát một thành phố đã quét sạch IS. Kết quả này sẽ xung đột với những lợi ích của Mỹ - đất nước vốn tập trung chiếm những vùng đất từ IS và đảm bảo nó không bị xâm nhập trở lại.
Lộ trình cho Manbij có vẻ rất đơn giản do việc phối hợp tuần tra chung giữa hai đồng minh quân sự có thể thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên, thách thức cho lộ trình này tới từ thực tế là ba bên Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và SDF đều có những lợi ích riêng biệt tại Syria và sẽ có những phương pháp tiếp cận khác nhau để bảo vệ lợi ích của mình.
Lực lượng dân quân người Kurd tại bắc Syria.
Trong cuộc địa chiến chống lại IS, ở thời điểm hiện tại mục tiêu duy trì các hoạt động tác chiến của Mỹ tương đồng với mục đích của SDF. Cùng thời điểm, Mỹ tìm cách xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ và sử dụng Manbij như một đòn bẩy để khôi phục mối quan hệ song phương.
Về phần của mình, Thổ Nhĩ Kỳ muốn ngăn chặn ảnh hưởng của SDF đầu tiên là tại Manbij, sau đó là ở những khu vực do người Kurd kiểm soát tại đông bắc Syria.
Mỹ chịu trách nhiệm xử lý những mỗi quan hệ giữa hai bên thù địch bao gồm cả làm việc độc lập với những ông chủ của họ tại Washington để đảm bảo những lợi ích tuy đối lập của họ - nhưng đều cần thiết cho lợi ích của Mỹ.
Đây là phiên bản cổ điển của vấn đề "chủ - khách", khi khả năng định hình thái độ của những nước hay các nhóm yếu hơn bị hạn chế, do những vị "khách" này biết tầm quan trọng sống còn của họ với ông chủ. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu Mỹ có biết lợi ích chính của mình là gì, nó lớn hơn tại Manbij hay trong cả đất nước Syria?
Sự rạn nứt quan hệ đối tác giữa Mỹ và SDF có thể làm xói mòn sự ổn định tại đông bắc Syria tại thời điểm mà tổng thống Donald Trump đưa ra tín hiệu rằng ông muốn nhanh chóng rút quân và để nhiệm vụ tái thiết lại cho những lực lượng địa phương và các nước trong khu vực - một nhiệm vụ dựa vào lực lượng SDF.
Cùng lúc, Mỹ có lợi ích để phải duy trì mối quan hệ thân mật với Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã đưa ra tín hiệu giải pháp cho Manbij là cần thiết để khôi phục lại mối quan hệ song phương đang có vấn đề và bắt đầu một tiến trình vượt qua những căng thẳng hiện tại.
Nhưng thỏa thuận đặc biệt về Manbij có rủi ro tạo ra căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd tại Syria, những cuộc xung đột địa phương, gây nguy hại cho an ninh khu vực, làm lợi cho IS trong khi ông Trump đang thúc đẩy việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Syria.
Cả hai bên đều muốn khai thác những vùng xám trên bản đồ cho lợi ích của mình và đều không cần thiết với lợi ích của Mỹ.
Washington cần nhận thức được những thiếu sót của mình, xác định lợi ích chính tại Syria, gắn kết nó với ý muốn của tổng thống sau đó tạo ra một lộ trình để đạt được những mục tiêu chính sách rộng hơn, hơn là một bản thỏa thuận độc lập chỉ làm thỏa mãn những e ngại của một đồng minh NATO.
Điều gì có trong lộ trình mà Thổ Nhĩ Kỳ cùng Mỹ đặt ra
Sự ổn định hiện tại của Manbij không phản ánh đúng tình hình phức tạp và vị trí khó khăn của lực lượng SDF tại đây.
Để ngăn chặn cuộc tấn công bất ngờ của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hất cẳng những người Kurd Syria khỏi Manbij, SDF đã đạt được một thỏa thuận với chế độ của tổng thống Assad vào tháng 3.2017 để triển khai một lực lượng nhỏ ở vùng ngoại ô phía tây của vùng lãnh thổ này.
Ở phía bắc thành phố, Mỹ và Pháp triển khai lực lượng và thường tổ chức những cuộc tuần tra ngăn chặn và phòng ngừa Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. Quân Thổ Nhĩ Kỳ có một căn cứ quân sự lớn tại phía bắc sông Sajur và đang kiểm soát phần lãnh thổ phía tây của thành phố.
Những dân quân đồng minh với Thổ Nhĩ Kỳ thường bắn vào lực lượng Mỹ tuần tra vượt qua lằn ranh giữa hai bên.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ông Erdogan đe dọa sẽ tiêu diệt lính Mỹ tại Manbij.
Ankara đe dọa việc Mỹ cam kết không giới hạn với SDF có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ có những hành động quân sự khiến nảy sinh cuộc xung đột giữa hai thành viên NATO.
Song song với việc đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang có những hành động gần gũi hơn với Nga để đưa ra tín hiệu không hài lòng và cho thấy Ankara có những lựa chọn đồng minh khác. Một ví dụ đặc biệt là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đe dọa sẽ tiêu diệt lính Mỹ tại Manbij.
Chiến thuật này đã hiệu quả. Những nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã buộc phải tới Ankara để giảm căng thẳng và xây dựng lại rào chắn. Kết quả là một lộ trình đã được đưa ra cùng cam kết công khai của Mỹ sẽ ép lực lượng SDF phải thỏa hiệp.
Thỏa thuận này nếu được thực thi hoàn toàn có thể giảm đi căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ những cũng có thể gây rủi ro cho lực lượng SDF đang giữ những lợi ích của Mỹ, khiến họ phải đi tìm đồng minh khác.
Một phần của lộ trình này là Mỹ thừa nhận cần phải tìm ra một tạm ước với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng tìm cách để có được một thỏa thuận từ Ankara về sự cần thiết phải thi hành dựa trên những điều kiện định sẵn.
Về mặt thực tiễn, điều này nghĩa là lộ trình này sẽ không phải thực thi trong một khung thời gian cứng nhắc và sẽ chuyển sang bước tiếp theo khi bước thực thi thứ nhất đã ổn định. Điều này cũng có nghĩa là mỗi bên sẽ xử lý và chịu trách nhiệm cho những hành động của đối tác quân sự với mình.
Những dân quân Ả rập đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngừng bắn vào những đội tuần tra của Mỹ trước khi Mỹ và quân Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tuần tra chung.
Sau khi, những cuộc tuần tra chung bắt đầu, Mỹ phải đảm bảo SDF không bắn vào quân Thổ Nhĩ Kỳ hay dân quân đồng minh của họ. Ít nhất, vấn đề bảo vệ lực lượng có thể khiến Mỹ triển khai một lực lượng quân nhỏ tại Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cũng có những kỳ vọng khác nhau về việc thực hiện lộ trình trên. Ankara muốn có một khung thời gian đặc biệt trong khi Mỹ khăng khăng việc thực thi dựa trên những điều kiện cơ bản và bỏ ngỏ, sẽ không tạo ra những thay đổi về việc cai trị tại địa phương.
Ankara cũng đề nghị rằng "mô hình Manbij" về hành động chung giữa Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ để thay đổi những sắp xếp cai trị tại địa phương cần nhân rộng ra ở những vùng do người Kurd kiểm soát tại Syria trong khi Mỹ thì biểu thị thỏa thuận này tập trung vào vấn đề hẹp hơn.
(còn tiếp)