Cùng với súng trường này trong kho vũ khí bộ binh sẽ sớm xuất hiện ba mô hình khác — súng trường của nhà máy Izhevsk AK-12 (5,45 mm), cũng như AEK-971 (5,45 mm) và AEK-973 (7,62 mm) được sản xuất tại nhà máy Degtyarev (thành phố Kovrov, khu vực Vladimir).
Sản phẩm của nhà máy Kovrov — súng trường AEK-971 — đã đi qua con đường dài và mệt mỏi. Mẫu súng này đã được cải thiện trong hơn 40 năm, mặc dù ngay từ đầu AEK đã vượt trước súng trường nổi tiếng AK-74 về nhiều đặc điểm.
Súng trường của nhà máy Kovrov tăng độ chính xác thêm 15-20%, nó có thiết kế phức tạp hơn và tốn kém hơn. Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga cho biết rằng, súng trường AEK sẽ được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm, và súng trường mới của tập đoàn Kalashnikov sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Mặc dù vẻ ngoài của súng trường AK đã thay đổi đáng kể, nhưng, nó vẫn duy trì đặc điểm chính của "những người tiền nhiệm" nổi tiếng nhất: "át chủ bài" của chúng là độ tin cậy rất cao.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, đại diện của tập đoàn nhà nước Rostec cho biết rằng, các nhà thiết kế súng trường AK-12 và AK-15 bảo đảm độ chính xác cao hơn, tay cầm kiểm soát độ bám giúp xạ thủ giữ súng thoải mái hơn, ngoài ra nó có báng súng có thể điều chỉnh.
Nhờ ray Picatinny được gọi là một "chuẩn giao tiếp" giữa vũ khí và các thiết bị phụ trợ, có thể ngay lập tức lắp thêm thiết lập tay cầm: kính ngắm quang học hay đèn pin chiến thuật cũng như những phụ kiện cần thiết trong cuộc chiến tranh hiện đại. Ngoài ra, có thể gắn nhanh chóng tất cả các loại thiết bị nòng súng, bao gồm cả ống giảm thanh.
Súng trường tấn công AEK-971
Một yếu tố quan trọng trong quá trình tranh bị lại quân đội là "phục hồi danh dự" của loại đạn "tốt cũ" 7.62x39 mm, được thiết kế cho súng trường AK-15 và AEK-973. Kể từ cuối những năm 1970, quân đội dần dần chuyển sang sử dụng loại đạn 5.45mm. Loại đạn này là nhẹ hơn và bảo đảm độ chính xác cao hơn.
Tuy nhiên, chưa đến lúc để chấm dứt sử dụng đạn cỡ nòng 7.62 mm. Ưu điểm chính của cỡ nòng này là sức xuyên rất mạnh. (Những người từng phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam đều biết rằng, viên đạn của súng trường AKM có thể xuyên qua bức tường gạch dày 15 cm ở khoảng cách khoảng 100 mét, và viên đạn xuyên giáp có thể chọc thủng tấm vỏ giáp dày 7-mm ở khoảng cách 330 mét).
Nhưng, trong điều kiện chiến đấu có thể xuất hiện những vấn đề với loại đạn 5,45-mm của súng trường AK-74 và những phiên bản của nó.
Các chuyên gia đánh giá:
"Viên đạn 7.62x39 mm là sự cân bằng tốt giữa vũ khí của lính bộ binh và các loại vũ khí của lính đặc nhiệm", ông Maxim Popenker, chuyên gia về vũ khí hạng nhẹ, cho biết: Không thể sử dụng đạn 5,45×39 cùng với ống giảm thanh, và những nỗ lực chế tạo viên đạn với vận tốc dưới vận tốc âm thanh chưa mang lại kết quả.
Lính đặc nhiệm và lính trinh sát tiếp tục sử dụng súng trường AKM 7,62 mm, bởi vì có thể gắn ống giảm thanh lên khẩu súng trường này và sử dụng viên đạn với vận tốc dưới vận tốc âm thanh".
"Đối với chúng tôi, cỡ nòng 7,62 mm là thích hợp hơn", cựu chiến binh đơn vị đặc nhiệm "Alpha" Đại tá Vitaly Demidkin nói, Nếu trúng vào cành cây, lá nhỏ hoặc tấm kính, viên đạn không bay sang một bên mà vẫn bay đến mục tiêu".
Súng trường tấn công mới AK-12
Tuy nhiên, theo lời ông Vitaly Demidkin, vào giữa những năm 1980, các đơn vị đặc nhiệm Nga buộc phải chuyển sang sử dụng cỡ nòng 5.45 mm. Bởi vì các loại đạn cũ khó tìm ra ở những nơi tiến hành hoạt động quân sự. "Lính đặc nhiệm có thể tham gia chiến sự trong thời gian dài ở những nơi nằm cách xa căn cứ của họ, vì thế không thể mang theo nhiều viên đạn.
Nếu lính đặc nhiệm có loại vũ khí với cỡ nòng "như mọi người khác", thì có thể dễ dàng tìm kiếm đạn dược trong những đơn vị hoặc kho vũ khí khác. Và người lính có thể tham gia chiến đấu lâu hơn".
Theo các chuyên gia, không nên lo ngại rằng, việc chuyển sang sử dụng súng trường mới cỡ nòng 7,62 mm sẽ gây ra "thảm họa" thiếu đạn dược. Các cơ sở vẫn tiếp tục sản xuất đạn cỡ nòng 7.62×39, và luôn có khả năng gia tăng khối lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của quân đội.
Ngoài ra, trong kho vũ khí vẫn lưu trữ hàng triệu đạn cỡ nòng 7,62×39 được sản xuất dưới thời Liên Xô, bởi vì loại đạn này có hạn sử dụng đến 40 năm. Như người ta thường nói, nên làm dự trữ để bảo đảm an toàn".
Loại đạn cỡ 5,45×39 mm
Mở rộng danh mục các loại vũ khí bộ binh là một xu hướng thế giới. Không thể tạo ra vũ khí vạn năng đáp ứng nhu cầu của tất cả các đơn vị có những nhiệm vụ khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà trong quân đội Mỹ , cùng với súng trường M4A1 và M16, một số binh chủng và đơn vị đặc nhiệm được trang bị các loại vũ khí được thiết kế đặc biệt cho họ.
Lính thủy đánh bộ sử dụng súng trường tấn công Đức M27 IAR (Heckler & Koch 416) và súng trường Mỹ M38 SDMR (cả hai - cỡ nòng 5.56 mm). Các đơn vị đặc nhiệm đều được trang bị súng trường Đức HK417 (đạn 7,62x51mm NATO) và súng trường Mỹ Mk14 (bộ binh và bắn tỉa) với cỡ nòng tương tự như vậy.