"Tuyển tập" kiểm tra, giữ gìn trinh tiết từ xưa

havan |

Đai, khóa, thủ cung sa, rau xà lách... là những phụ kiện kiểm tra và giữ gìn trinh tiết thời xưa.

1. Rau xà lách - "phụ kiện" kiểm tra trinh tiết thời Trung cổ

Để kiểm tra xem một người con gái còn trong trắng hay không, từ thế kỉ XVI, phương pháp sử dụng xà lách đã được biết tới rộng rãi.

Nó xuất phát từ cuốn sách có tên De Secretis Mulerium (Những bí mật của phụ nữ) của tác giả Albertus Magnus, ra đời năm 1505.

Theo cuốn sách, chỉ cần cho một người con gái ngửi rau diếp hay rau xà lách, nếu như cô ta buồn nôn và đi vệ sinh thì chắc chắn cô gái ấy đã không còn trong trắng nữa. Tuy nhiên, độ tin cậy của thử nghiệm này thì thực sự vẫn chưa có căn cứ khoa học nào xác thực.

2. Thủ cung sa - dấu ấn trinh tiết của phụ nữ phương Đông

Phụ nữ Trung Hoa xưa nói riêng và phương Đông nói chung lại có cách kiểm tra và giữ gìn trinh tiết khá đặc biệt: dấu ấn thủ cung sa. Đây là dấu chấm tròn màu đỏ xuất hiện trên cổ tay người con gái.

Theo dân gian lưu truyền, một khi người con gái đã ăn nằm với người đàn ông thì khi chấm dấu ấn thủ cung sa lên, nó sẽ tự biến mất; còn với người con gái trinh trắng thì dấu ấn sẽ còn nguyên.

Các tài liệu cổ của Trung Quốc ghi lại về cách bào chế dấu ấn này như sau: Người ta dùng chu sa (hay còn gọi là "chì đỏ", một loại khoáng vật của thủy ngân có sẵn trong tự nhiên, với thành phần chính là sulfur thủy ngân, có màu đỏ) nuôi thạch sùng, cơ thể thạch sùng sẽ dần dần biến thành màu đỏ khi đã ăn đủ 7 cân chu sa.

Sau đó, người ta giết thạch sùng rồi xay nhỏ được một thứ nước màu đỏ. Dùng thứ nước này chấm vào cơ thể người con gái thì nó sẽ tạo thành một vết son đỏ tươi và không bao giờ biến mất nếu còn trong trắng.

3. Đai, khóa trinh tiết thời Trung cổ

Chiếc đai cổ nhất được tìm thấy ra đời khoảng thế kỉ thứ XVI. Nó còn được gọi là “đai Florence”, được các quý ông dùng để bảo vệ người phụ nữ của mình khi đi chinh chiến xa nhà tới hàng năm trời.

Đai trinh tiết có cấu tạo khá đơn giản, hao hao giống quần lót bằng sắt, gồm 2 miếng kim loại ghép vào nhau, nối với một vòng khóa quanh bụng. Dưới đáy của loại khóa này khoét 2 cái lỗ, để phục vụ cho việc… đi vệ sinh của người mang nó.

Song, chính những người đàn ông cũng có đai trinh tiết cho riêng mình. Dưới thời trị vì của nữ hoàng Victoria, năm 1876, Stephenson đã phát minh ra chiếc đai đầu tiên cho nam giới xuất phát từ hình dạng của vòi ấm đun nước.

4. Nhẫn trinh tiết thời hiện đại

Vào năm 1993 ở Mỹ, khi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tăng chóng mặt ở lứa tuổi vị thành niên, một nhóm tình nguyện có tên “True Love Waits” đã kêu gọi được 2,4 triệu người trẻ (cả nam và nữ) cùng tham gia ký vào tấm thiệp có nội dung: “Tin tưởng rằng tình yêu đích thực sẽ chờ đợi, tôi xin thề trước Chúa, trước bản thân và gia đình, tôi sẽ giữ gìn trọn vẹn trinh tiết trước hôn nhân”.

Và cũng vì thế, một cặp nhẫn bạc được gọi là nhẫn trinh tiết hay nhẫn trong trắng đã ra đời như một hình thức thực hiện của lời cam kết trên.

Chiếc nhẫn thể hiện đức hạnh và là lời hứa chắc chắn trước hôn nhân của teen. Xuất phát từ quan niệm ấy, rất nhiều người đã lựa chọn đeo chiếc nhẫn này.

Chiếc nhẫn cũng ngày càng trở nên hiện đại, với nhiều kích thước, hình dáng và màu sắc khác nhau.

Theo Kenh14/MASK

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại