Sự thực về các “bác sỹ đông y Trung Quốc”

havan |

Một loạt sai phạm ở các phòng khám Trung Quốc bị phanh phui nhưng rồi đâu lại vào đó.

“Bác sỹ” là lao động tự do?

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết:

Bác sỹ đông y giỏi thực sự của Trung Quốc không bao giờ sang Việt Nam hành nghề khám chữa bệnh đông y. Theo tìm hiểu thực tế của tôi, những người sang Việt Nam hành nghề "bác sỹ đông y" đều là lao động tự do chứ không phải chuyên gia.

Thực chất, họ sang Việt Nam và làm thuê cho người Việt Nam. Tôi cho rằng trước khi được hợp pháp hóa, lãnh sự quán Việt Nam cần phối hợp với Cục Trung y của Trung Quốc để xem các giấy tờ họ cung cấp có phải thật hay không và cần thẩm định kỹ nhân thân của họ.

(Ảnh minh họa: PK Maria)

Chưa hết, nếu giấy tờ đó là thật thì trước khi được cấp phép hành nghề, các bác sỹ đó phải được các thầy thuốc đông y của Việt Nam kiểm tra tay nghề, rồi mới cho hành nghề”, ông Hướng chỉ rõ.

Phòng khám hoạt động bát nháo: Ngành y tế không thể vô can

Vào tháng 9/2011, phòng khám đa khoa Việt Hải (nằm trên đường Giải Phóng, Hà Nội) bị thanh tra Sở Y tế Hà Nội “sờ gáy”, phát hiện một loạt sai phạm như niêm yết giá một đằng, thu giá một nẻo; dùng thuốc bị bóc vỏ, đơn thuốc kê bằng tiếng Trung nhưng không được phiên dịch sang tiếng Việt.

Đặc biệt, người nhà bệnh nhân đến đây thăm nom cũng bị y bác sỹ “lôi kéo”, gạ gẫm khám rồi phải nằm lại điều trị tốn kém cả chục triệu đồng. Phòng khám này cũng có bác sỹ người Trung Quốc hành nghề.

Phòng khám Trung Quốc gây nên nỗi bức xúc lớn trong nhân dân, ngành y tế không thể vô can

Phòng khám Đông y Trung Quốc 62 Đại Cồ Việt (bị xử phạt vào tháng 12/2009 vì quảng cáo 2 dịch vụ chưa được cấp phép là điều trị u bướu và thẩm mỹ, vị bác sỹ Trung Quốc hành nghề ở đây cũng chưa được cấp chứng chỉ).

Gần đây nhất là phòng khám đa khoa Maria (65-67 Thái Thịnh, Hà Nội) bị phạt 11,5 triệu đồng vào cuối tháng 6. Trước đó, phòng khám này cũng nhiều lần bị phạt do quảng cáo không đúng chuyên môn, thu tiền giá cắt cổ, kê đơn thuốc tiếng nước ngoài, thuốc không rõ nguồn gốc, …

Vừa chấm dứt đợt xử phạt cuối tháng 6 xong thì ngay giữa tháng 7, phòng khám này đã làm bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Phong tử vong.

Tại TP.HCM, một loạt phòng khám Trung Quốc đã bị “sờ gáy” trong tháng 6 và điều đáng lo là động đến phòng khám nào thì phòng khám ấy cũng có sai phạm.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Hướng, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng bát nháo tiếp diễn ngày này qua tháng khác là do cơ quan thực thi pháp luật của ta chưa nghiêm, ngành y tế không thể “vô can” trước tình trạng này.

Theo Vietnamnet.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại