1. Ghép đa tạng tại BV Việt Đức
Ghép tạng là thành tựu nổi bật nhất của y học thế kỷ 20, mở ra cơ hội sống cho những người bệnh suy tạng giai đoạn cuối.
Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Ðức là đơn vị đi đầu trong việc ghép tạng và lấy tạng từ người cho chết não tại Việt Nam. Cuối năm 1999, BV Việt Đức bắt đầu ghép thận. Đến năm 2007, bệnh viện ghép gan và ghép tim từ năm 2011.
Một ca ghép tạng tại BV Việt Đức
Ngoài ra, ca ghép tim trên người ở BV ĐK TƯ Huế; ghép tạng tại BV 103-Học viện Quân y cũng là những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực ghép tạng tại nước ta.
2. Can thiệp tim mạch/ung bướu
Thành tựu nổi bật của tim mạch can thiệp tại Viện Tim mạch quốc gia; kỹ thuật can thiệp trong lòng mạch điều trị bệnh lý mạch máu não và tủy sống (BV Đại học Y dược TPHCM); thành tựu nổi bật của tim mạch can thiệp tại BV Nhân dân Gia Định, TPHCM; thông tim can thiệp tại Viện Tim TPHCM; ứng dụng kỹ thuật PET/CT mô phỏng xạ trị điều biến liều trong điều trị ung thư tại BV Bạch Mai.
3. Ứng dụng tế bào gốc
Hiện tại, Viện Huyết học – Truyền máu TW đang thực hiện ghép Tế bào gốc bằng phương pháp lấy Tế bào gốc từ máu ngoại vi. Đây là một phương pháp hiện đại, với nhiều ưu điểm: không đau, tiết kiệm thời gian, dễ thực hiện, chủ động trong việc thu thập một lượng tế bào gốc, tế bào gốc tinh sạch hơn, không lẫn những thành phần khác (như hạt mỡ, cặn xương…).
Bệnh nhân Diệu Thuần được ghép tế bào gốc đồng loại sau 7 năm chống chọi với ung thư máu.
Ngoài việc áp dụng kỹ thuật gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi để lấy tế bào gốc từ người cho, viện Huyết học – Truyền máu TW còn áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc diệt tủy tối thiểu nhờ đó có thể làm hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng độc hại đối với người được ghép tế bào gốc.
4. Thụ tinh trong ống nghiệm ở BV Từ Dũ TP HCM
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có 7-10% dân số cả nước ở độ tuổi sinh sản bị vô sinh. Nhu cầu điều trị về bệnh hiếm muộn trong xã hội là rất lớn qua số người đến khám và tư vấn tại khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ ngày càng tăng (300 người/ngày).
Là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, Bệnh viện Từ Dũ liên tục áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong điều trị vô sinh, giúp tỉ lệ thành công của phương pháp này là 30-40%, ngang bằng với các nước trên thế giới.
Ba đứa trẻ sinh từ ống nghiệm đầu tiên của Việt Nam ra đời vào ngày 30/4/1998. Đến nay đã có hàng nghìn trẻ và hàng chục cơ sở áp dụng phương pháp này đem hạnh phúc đến cho những cặp đôi hiếm muộn.
5. Nghiên cứu, sản xuất vaccin
Với kết quả đạt được, công trình "Nghiên cứu sản xuất vaccine cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1" của VABIOTECH đã được Bộ Y tế công nhận là 1 trong 26 thành tựu y, dược nổi bật trong vòng 10 năm qua.
Đặc biệt, với việc tự sản xuất được vaccine cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1, Việt Nam có thể chủ động, kịp thời hơn trong phòng chống các đại dịch cúm trong tương lai, không bị phụ thuộc quá nhiều vào vắc xin do nước ngoài cung cấp
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã nghiên cứu và sản xuất được vacxin sởi theo tiêu chuẩn WHO-GMP.
(Tổng hợp)