Thuốc tránh thai khi được đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận, nếu bạn bị viêm gan cấp và mãn tính và viêm thận thì khi sử dụng loại thuốc sẽ làm gánh nặng cho gan, thận.
Bệnh tim hoặc rối loạn chức năng tim
Vì estrogen trong thuốc tránh thai làm cho cơ thể giữ nước, natri và các chất khác sẽ làm tăng gánh nặng cho tim.
Cao huyết áp
Phụ nữ bị cao huyết áp không nên sử dụng thuốc tránh thai bởi vì nó là một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp cao sau một thời gian sử dụng.
Bệnh tiểu đường
Sau khi dùng thuốc tránh thai có thể khiến cho lượng đường trong máu hơi cao, với nguy cơ tiềm ẩn đó nó sẽ có tác động bất lợi đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.
Cường giáp
Khi điều trị các chứng bệnh ở tuyến giáp, bắt buộc phải dùng thuốc, nếu dùng thêm thuốc tránh thai sẽ có nguy cơ tương tác thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Các khối u vú
Khối u vú lành tính, u xơ tử cung, các khối u ác tính là những người không phù hợp để sử dụng biện pháp tránh thai dạng thuốc để tránh ảnh hưởng xấu đến khối u.
Tim mạch và bệnh mạch máu não
Estrogen trong thuốc tránh thai có thể làm tăng đông máu, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh tim mạch.
Đau đầu mãn tính, đau nửa đầu
Những phụ nữ bị đau đầu mãn tính, đặc biệt là chứng đau nửa đầu không nên sử dụng thuốc tránh thai, nếu không nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các bệnh này.
Kinh nguyệt thưa, không đều
Sử dụng lâu dài các biện pháp tránh thai có thể khiến cho nội mạc tử cung bị thu hẹp lại và sẽ làm giảm lượng máu thoát ra trong kỳ kinh nguyệt. Do đó gây rối loạn nội tiết của cơ thể.
Trong thời kỳ cho con bú
Thuốc tránh thai có thể làm giảm tiết sữa và làm giảm chất lượng của sữa, đồng thời các chất trong nó cũng theo sữa có tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ.
Theo SKĐS