Nhiễm sán xơ mít vì ăn bò bít tết, lúc lắc

havan |

Có cảm giác nhột nhạt ở đũng quần, kiểm tra, chị Hoa phát hiện một con vật trông như mảnh xơ mít.

Quá lo lắng, sáng 8/8, chị Hoa mang "con vật lạ" đến Phòng khám chuyên khoa Ký sinh trùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, các bác sĩ xác định, "con vật thân mềm" mà chị mang theo chính là một đoạn của sán xơ mít - loại ký sinh trùng sống ở ruột non.

Thạc sĩ - Bác sĩ Đinh Nguyên Huy Mẫn, Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM cũng là người phụ trách Phòng khám Ký sinh trùng của bệnh viện cho biết, sán xơ mít còn gọi là sán dải. Gọi là sán xơ mít vì trông từng đốt sán giống với mảnh xơ quả mít. Sán có 3 loại chính gồm sán dải bò, sán dải heo và sán dải cá. Hiện nay, bệnh nhân nhiễm sán dải bò được phát hiện nhiều nhất.

nhiem-san-xo-mit-vi-an-bo-bit-tet-luc-lac

Đốt sán sơ mít chui ra khỏi người một bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Lượng người bị nhiễm bệnh khá cao, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp tối thiểu 1-2 bệnh nhân. Hầu hết người nhiễm sán đều cho biết thường xuyên hoặc thi thoảng có ăn món tái mà chủ yếu là thức ăn chế biến từ bò”, ông Mẫn nói.

Theo bác sĩ Mẫn, thịt bò tái cũng có khả năng gây bệnh nhưng không cao bởi khi thái thịt, nếu thấy ấu trùng sán người chế biến đã cắt bỏ. Riêng bò bít tết và bò lúc lắc thì dễ chứa ấu trùng sán hơn, bởi ở món ăn này, thịt thường được sắt dày, trứng sán nằm bên trong khiến người ăn và đầu bếp không thấy. Thêm nữa món này thường không được nấu chính hoàn toàn nên ấu trùng sán vẫn còn tồn tại.

Tôi cứ nghĩ món này phải ăn tái tái sống sống mới bổ mà không biết mầm bệnh ẩn bên trong”, một bệnh nhân bị sán xơ mít tấn công nói.

nhiem-san-xo-mit-vi-an-bo-bit-tet-luc-lac

Thịt bò không được thú y kiểm nghiệm, sắt khối thịt bò to và chế biến chưa thật chín là nguyên nhân khiến ấu trùng sán có thể vào cơ thể.

Bác sĩ Mẫn cho biết, nếu nấu chín sán sẽ chết hoàn toàn, nhưng nếu còn sống, khi vào cơ thể, ấu trùng sán sẽ tiếp tục phát triển thành sán. Sán bám vào thành ruột non và hút dinh dưỡng. Mỗi con sán dài 5-7 mét, thân có nhiều đốt, những đốt già sẽ rụng và chui qua đường hậu môn. Chính vì thế, người bệnh chỉ phát hiện nhiễm sán khi sán đã trưởng thành và chui ra ngoài. Đốt sán khi ra ngoài sẽ mang theo hàng triệu trứng và đây có thể là nguồn lây cho những người tiếp xúc.

Chưa ghi nhận trường hợp biến chứng do sán dải bò gây nên, tuy nhiên theo bác sĩ Mẫn, sẽ rất nguy hiểm nếu trứng sán đi vào máu và phát tán đi khắp nơi. “Hiện tượng này thường thấy hơn ở sán dải lợn.Trong trường hợp xấu, người bệnh có thể bị mù nếu ấu trùng sán đóng kén ở mắt, bị biến chứng thần kinh nếu sán lên đến não”, ông Mẫn nói.

Giải thích việc các bệnh nhân đã uống thuốc sổ giun nhưng vẫn không trị được sán xơ mít, bác sĩ Mẫn cho hay chỉ có thuốc đặc trị mới có thể tiêu diệt được.

“Nhiều người mua thuốc sổ giun bán ở thị trường về uống cũng thấy sổ được một đoạn sán dài, tuy nhiên đầu sán thì vẫn còn cắm sâu vào thành ruột non. Chính vì thế một thời gian sau, sán lại chui ra hậu môn”, bác sĩ Mẫn nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại