Chứng sợ lạnh
Khi trời lập đông, một số chị em, nhất là những chị em đến tuổi mãn kinh rất sợ rét, trong y học gọi là “chứng sợ rét”. Y học hiện đại cho rằng, chị em phụ nữ trong thời gian có kinh nguyệt, khi mang thai, khi sinh nở, hoặc những người bị thiếu máu, bị đau dạ dày và bị bệnh đường ruột, hay những người thường xuyên ốm đau, sức khỏe không được tốt, sức đề kháng và chống rét kém, nên đến mùa đông rất sợ rét.Mặt khác, những chị em suy dinh dưỡng, huyết áp thấp hoặc chức năng của tuyến giáp trạng kém, khiến cho sự tuần hoàn của máu ở một chỗ nào đó hay toàn thân không được tốt, làm cho chân tay lạnh buốt.
Để đỡ lạnh, các chị em nên tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao thích hợp với sức khỏe của mình. Những chị em làm những công việc phải ngồi lâu hoặc không thường xuyên thay đổi tư thế phải chú trọng hoạt động trong giờ giải lao, hoạt động chân, tay và lưng. Đồng thời phải ăn nhiều những thức ăn như: thịt dê, thịt bò, thịt gà, tỏi, ớt… có tác dụng chống lạnh.
Bệnh trầm cảm trong mùa đông
Trong mùa đông có nhiều người tính tình trở nên trầm uất, hay nóng
nảy, cảm thấy rất mệt mỏi, tinh thần giảm sút, khó tập trung tư tưởng.
Những người vốn nhạy cảm, hoặc những chị em sức khỏe không tốt lại càng
dễ ưu tư, buồn phiền. Khi mùa xuân ấm áp, thì những triệu chứng này cũng
tiêu tan, tính tình và tinh thần sẽ trở lại bình thường.
Các chuyên gia y học gọi hiện tượng này là “bệnh trầm cảm trong mùa đông”.Theo các nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến “bệnh trầm cảm trong mùa đông” là do đồng hồ sinh học không thích ứng với sự thay đổi khí hậu. Trong mùa đông thời gian có ánh nắng mặt trời ngắn làm rối loạn nhịp sinh lý và sự thay đổi chất, làm rối loạn trạng thái tinh thần và tính tình.Kết quả điều tra cho thấy, những người làm việc trong nhà, nhất là những người sức khỏe kém hoặc những người lao động trí óc ít khi rèn luyện sức khỏe và những người bình thường cũng đã sợ rét, thì dễ bị trầm cảm trong mùa đông hơn những người bình thường.
Biện pháp phòng chống và điều trị tốt nhất là, trong mùa đông ít ánh nắng mặt trời, nên phơi nắng khi có thể và thường xuyên rèn luyện sức khỏe. Tăng cường sử dụng những thức ăn có nhiệt lượng cao, có tác dụng bổ não và lưu thông mạch máu.
“Hiện tượng Ray Nauds”
Có một số người, nhất là chị em phụ nữ, trong mùa đông ngón chân, ngón tay thường bị tê buốt, da nhợt nhạt, tím bầm, nhất là khi dùng nước lạnh thì triệu chứng càng rõ rệt, sau khi xoa bóp thì da dẻ lại hồng hào. Những người bị nặng thì da co lại, đầu ngón tay, ngón chân bị loét. Hiện tượng này trong y học gọi là Ray Nauds.
Khi mắc bệnh này, thì cần phải mặc ấm, không nên để ngón chân, ngón tay bị rét buốt. Ngoài ra, phải chú ý bảo đảm giấc ngủ. Với những người thường xuyên phát bệnh, triệu chứng nghiêm trọng, nên đến bệnh viện điều trị, đề phòng ngón chân, ngón tay thường xuyên thiếu máu dẫn đến bị hoại tử.
Theo Quỳnh Nhất
Phụ nữ TPHCM/ Chinabroadcast.cn