1. Bồn chồn: Giúp đốt cháy calo
Các nhà khoa học tại ĐH Loisville ở Kentucky đã nghiên cứu và kết luận, người thường lo lắng, hoặc không đứng yên một chỗ được lâu thường đốt cháy nhiều calo nhiều hơn những người khác.
2. Buôn chuyện phiếm: Thoải mái tinh thần
Vài ba câu chuyện phiếm có tác động tích cực lên tinh thần người phụ nữ - mặc dù đôi khi các ông chồng không mấy hài lòng.
Tiến sĩ Boffins từ ĐH Michigan (Mỹ) thấy rằng, các phụ nữ hay chuyện phiếm hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Bởi vì việc này thúc đầy sản sinh ra progesterone – một hormone giảm lo lắng và căng thẳng.
3. Ngủ nướng: Ngăn ngừa béo phì
Nghe tưởng chừng phi lý, nhưng thực tế để trẻ em ngủ nướng vào ngày cuối tuần giúp chúng có thân hình cân đối chứ không phải béo phì như nhiều phụ hunh thường lo lắng.
Lý do là vì khi buồn ngủ, mệt mỏi trẻ muốn ăn nhiều hơn, nên ngủ sẽ giảm lượng calo bởi giảm lượng đồ ăn vặt mà trẻ muốn ăn. Một nghiên cứu chỉ ra trẻ giảm 30% nguy cơ béo phì trong trường hợp này.
4. Nhai kẹo cao su: Tập trung cao độ
Có thể hành vi này ít được chào đón trong tiết học, nhưng nghiên cứu được tiến hành ở ĐH Northumbria thấy rằng nhai kẹo cao su tăng năng lượng ở não bộ của học sinh. Sinh viên nhớ lại từ, và số nhanh hơn, đồng thời có trí nhớ ngắn hạn tốt hơn nếu họ nhai kẹo trong giờ thi.
Đó là do nhai kẹo làm tim đập nhanh hơn, tăng oxy và glucose lên não.
5. Cười khúc khích: Giữ dáng thon thả
Đây là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu tại ĐH Vanderbilt, Nashville, Tenessee tổng kết, 15 phút cười sảng khoái mỗi ngày tiêu hao 2,15kg chất béo trong một năm.
Năng lượng tiêu hao cho một tiếng cười như thế tương đương năng lượng tiêu hao khi chạy bộ 1km.
6. Lười nhác: Ngăn ngừa hen suyễn
Điều kiện thời tiết ấm và ẩm ướt, chiếc giường được dọn ngăn nắp sẽ là “ngôi nhà” lý tưởng cho 1,5 triệu ve bụi.
7. Chửi thề: Giảm đau
Bật ra những câu chửi thề khi đau đớn hoặc stress tột độ thực tế có thể giúp bạn chịu đau lâu hơn, tăng 50% so với bình thường, các nhà tâm lý học tại ĐH Eel echo biết.
Chú ý: Không thể phủ nhận những lợi ích bất ngờ từ những hành vi trên. Nhưng nếu lạm dụng, biến các hành vi đó thành thói quen thường ngày thi “lợi bất cập hại”.