Liên cầu khuẩn lợn đã “lây” sang các thực phẩm khác?

vytran |

Nhiều ca mắc mới liên cầu lợn nhập viện Bệnh nhiệt đới TƯ có nhiều trường hợp không có tiền sử tiếp xúc với lợn.

Các trường hợp nhiễm liên cầu lợn, dù thể nhiễm khuẩn huyết hay viêm não đều rất trầm trọng. Bệnh nhân phải điều trị ít nhất 3 tuần mới qua được cơn nguy kịch. Ảnh: H.Hải

BS Nguyễn Hồng Hà bày tỏ lo ngại: “Rất có thể loại vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn (Streptococcus Suis) đã lan ra môi trường và xâm nhập nhiều loại thực phẩm khác khiến người dân nhiễm bệnh mà không biết. Và nếu người dân vẫn chủ quan không chú ý giữ vệ sinh trong việc ăn uống, ăn thịt lợn bệnh, thịt lợn không nấu chín thì số người mắc và tử vong do nhiễm khuẩn liên cầu lợn sẽ ngày càng gia tăng”.

Hầu hết các bệnh nhân có ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp với lợn/thịt lợn trong vòng 7 ngày trước khi khởi phát. Số bệnh nhân đã giết mổ lợn/ăn thịt lợn tái/tiết canh là 31 trường hợp (chiếm 64,58%). Riêng ăn lợn tái/tiết canh lợn chiếm tỷ lệ nhiều nhất (58,33%). Ngoài ra còn có một số yếu tố khác đều liên quan đến lợn như chăm sóc, chăn nuôi lợn ốm, ăn thịt lợn ốm/chết. Số tử vong xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân có cả 2 yếu tố ăn thịt lợn tái/tiết canh và giết mổ lợn (6/7 trường hợp).

Bệnh nhân khởi bệnh chỉ có dấu hiện sốt cao, sau đó tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, bệnh nhân sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Bệnh diễn tiến nhanh chóng, khiến bệnh nhân bị suy đa phủ tạng, hôn mê nên cơ hội cứu chữa sẽ thấp đi nếu không kịp thời tới viện. Còn khi được đưa tới viện điều trị, tùy từng thể bệnh mà thời gian điều trị kéo dài bao lâu. Trung bình, một bệnh nhân bị bệnh liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần, có những bệnh nhân nhiễn khuẩn huyết phải điều trị đến 2 tháng, với chi phí hàng trăm triệu, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng. Vì thế, để phòng bệnh liên cầu lợn người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi (với cả thịt lợn cũng như các loại thịt động vật khác); không nên tiếp xúc, sử dụng các chế phẩm từ lợn ốm, chết; không ăn nem chạo, tiết canh lợn và các loại tiết canh của động vật khác vì chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh. Bệnh rất dễ lây từ lợn sang người qua các vết trầy xước nên khi tiếp xúc với lợn nghi ốm hoặc mắc bệnh liên cầu cần phải đeo khẩu trang, găng tay, mặc quần áo bảo hộ lao động…

Theo Afamily

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại