Tình trạng ăn vật nuôi bị chết xảy ra rất nhiều tại các miền quê, họ cứ nghĩ rằng khi đã nấu chín thì vi khuẩn, dịch bệnh cũng chết theo mà họ đâu ngờ rằng nhiều loại bệnh, vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Hơn thế nữa, dịch bệnh có thể lây từ con vật sang con người qua quá trình chế biến.
Ảnh minh họa
Trong số rất nhiều người gặp biến chứng khi ăn vật nuôi bị chết có trường hợp thương tâm của ông Siu Pốt ở Gia Lai.
Sáng ngày 12/8/2012, ông Siu Pốt và hai người cùng làng nhặt được con lợn chết lên tới 50kg, ba người đàn ông đã đem về nhà làm thịt, đánh tiết canh ăn nhậu. Ông Siu Pốt qua đời sau 4 ngày đau bụng, tiêu chảy, nôn ói dữ dội tại nhà sau khi ăn thịt lợn chết thì những người đã ăn thịt con lợn này mới được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng mệt lả vì ngộ độc thực phẩm.
Trường hợp của ông Siu Pốt cũng là lời nhắc nhở tới mọi người, không nên ăn bất kể con vật nào chết hoặc bị bệnh. Vì sức khỏe của bản thân mà đi tiêu hủy động vật, gia cầm nhiễm bệnh. Kể cả con cua, ghẹ... khi chúng đã chết thì một số chất độc có thể xuất hiện nên con người không được ăn chúng kẻo rước bệnh vào người.