Riêng tại châu Á có tỉ lệ mắc cao nhất là Nhật Bản, Singapore, Ma Cao, tiếp đến là Việt Nam.
Quá tải bệnh nhân TCM ởBV Nhi đồng 2 . Ảnh TN
Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 90.189 trường hợp mắc bệnh TCM tại 63 địa phương trên cả nước, trong đó đã có 153 trường hợp tử vong.
Miền Nam là khu vực có số mắc cao nhất với 58.717 trường hợp, tiếp đến là miền Bắc. Tuy nhiên, số ca tử vong ở khu vực miền Nam cũng chiếm cao nhất với 131 trường hợp.
Các địa phương có tỷ lệ chết/mắc bệnh cao nhất là Ninh Thuận, Bạc Liêu, Thừa Thiên - Huế, Hậu Giang, Bình Dương, Đồng Nai…
Do bùng phát bệnh TCM trong thời gian qua nên nhiều bệnh viện ở TPHCM điêu đứng và quá tải như:BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2,BV Bệnh nhiệt đới,BV Nhi TW…
TS. Tăng Chí Thượng, Giám đốcBV Nhi đồng 1 cho biết, đầu năm đến nay có hơn 10.000, với 41 ca tử vong, trong khi đó trung bình mỗi năm bệnh viện chỉ tiếp nhận khoảng 1000 bệnh nhân. Đây được xem là năm bùng phát của bệnh TCM nhưng gần đây bệnh đang có chiều hướng giảm.
Hiện BV Nhi đồng 1 vẫn điều trị nội trú 120-150 bệnh nhi/ngày, đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ở độ 2a.
Tìm hiểu và theo dõi bệnh TCM trong thời gian dài, ông Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Trưởng Tiểu ban Giám sát chống dịch khẳng định, tuýp vi rút gây bệnh TCM do EV71 chung của cả nước chiếm tỷ lệ cao là 39,7%. Trẻ 3 tuổi chiếm 86% số ca mắc, dưới 5 tuổi chiếm 91%.
Trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của bệnh TCM, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo kiểm soát, ngăn chặn đà bùng phát của dịch, Bộ Y tế đã có chỉ thị, và đã phối hợp liên ngành đi kiểm tra các địa phương, giám sát, phối hợp thông tin truyền bệnh.
Kết quả, một đến hai tuần gần đây bệnh TCM đã giảm nhưng cũng có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, dù có tỷ lệ bình quân đầu người mắc thấp hơn một số nước trong khu vực, song năm 2011, dịch TCM đã xảy ra ở nước ta với tỉ lệ lớn nhất từ trước đến nay.
Nhìn lại năm 2010 nước ta có trên 10.000 trường hợp, đến nay đã có trên 90.000 ca mắc TCM. Như vậy tính cả năm 2011 sẽ tăng gấp 10 lần năm 2010.
Cùng thời điểm này năm 2010 có 6 người tử vong, năm nay hơn 150 người tử vong, tức là gấp 25 lần.
Nhận xét về công tác phòng chống dịch TCM trong thời gian qua, bà Phạm Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, dịch bùng phát nhưng các địa phương thực hiện công tác phòng chống chưa quyết liệt. Truyền thông, y tế đã vào cuộc song các địa phương đầu tư kinh phí vào phòng chống dịch TCM còn yếu.
Thậm chí, một số địa phương lúng túng khi xử lý một số trường hợp ban đầu. Nay dịch đã bung ra cộng đồng nên trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp quyết liệt trong phòng bệnh tay chân miệng.
Cụ thể là đẩy mạnh tuyên truyền toàn xã hội với 4 nội dung chủ yếu. Theo đó, tập trung tuyên truyền gia đình có trẻ dưới 5 tuổi; thực hiện ăn sạch, ở sạch và chơi sạch; nhiệt độ nóng sẽ càng gia tăng bệnh vì vậy phía Nam phải thực hiện quyết liệt hơn nữa; TCM không có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là tốt nhất.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân còn đề nghị, từ nay đến 15/12, các tỉnh phải kiểm soát được các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi. Lãnh đạo tỉnh giao các cấp đến tận gia đình tặng xà bông cho bà con và phải thường xuyên chỉ đạo giám sát, kiểm tra xem bà con có sử dụng hay không, rồi hướng dẫn bà con sử dụng.
Sử dụng xà bông rửa tay thường xuyên sẽ thành thói quen của người dân và khi đó, bệnh TCM có thể được kiểm soát tốt hơn.
Theo Thúy Ngà
Infonet