Tác giả của cuốn Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến độ tuổi thực tế, Mike - Rohrsen cho biết.
Trưởng nhóm nghiên cứu gồm các bác sĩ, chuyên gia dịch tễ học, chuyên gia dinh dưỡng Rohrsen đã nghiên cứu và phân tích hàng trăm nghiên cứu và đưa ra kết luận: chế độ ăn uống, tập thể dục, tập quán sinh sống có ảnh hưởng đến thể chất tuổi tác và nguy cơ mắc bệnh của con người. Họ thu được kết quả như sau:
Ăn ít dầu mỡ, trẻ hơn 6 tuổi
Nếu ăn nhiều dầu mỡ trong một thời gian dài có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, viêm túi mật...
Ăn sáng thường xuyên giúp trẻ hơn 1,1 tuổi
Ăn sáng giúp cơ thể cân bằng hấp thụ dinh dưỡng, giảm biến động lượng đường trong máu, kích thích sự thèm ăn trong bữa trưa. Đồng thời, ăn sáng sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, khiến bạn năng động hơn.
Thường xuyên ăn rau xanh giúp trẻ hơn 2 tuổi
Rau xanh giàu khoáng chất và vitamin, đặc biệt là các loại rau lá sẫm màu. Những lá rau sẫm màu luôn rất giàu chất diệp lục, caroten, lycopen, anthocyanin... vốn có tác dụng chống lão hóa.
140g hạnh nhân/tuần giúp trẻ hơn 1,5 tuổi
Hạnh nhân rất giàu protein và axit béo chưa bão hòa và chất xơ cũng như các vi chất: vitamin E, axit folic, magiê, kali.
Ăn cá 3 lần một tuần, trẻ hơn 1,5 tuổi
Protein trong cá rất dễ hấp thụ, thịt cá giàu vitamin, khoáng chất và axit béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe.
Ăn ngũ thô cốc 5 lần/tuần, giúp trẻ hơn 1 tuổi
Ngũ cốc giàu cacbon hydrat, là cơ sở của chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hạt thô chứa các khoáng chất, chất xơ và vitamin nhiều hơn các loại ngũ cốc tinh chế do đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Theo Cao Thúy
Dân trí/ xinhuanet