Những đốm xuất huyết màu đỏ hoặc đỏ tía thường xuất hiện thành đám trên ngực, lưng, mặt và cánh tay của người bệnh. Đó là triệu chứng cho thấy máu không đông. Dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với chứng phát ban nhưng thực chất, chúng là những mạch máu bị vỡ do giảm tiểu cầu.
2. Đau nhức xương, khớp
Đau sâu trong xương là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạch cầu vì nó không trùng lặp với nhiều loại bệnh khác. Cơn đau xảy ra khi tủy xương nở do sự tích lũy bạch cầu bất thường. Người bệnh có thể thấy đau nhói hoặc âm ỉ, tùy thuộc vào chỗ đau. Xương dài nơi chân và cánh tay là những vị trí đau phổ biến nhất.
3. Đau đầu
Một trong những dấu hiệu ít được nhắc tới ở bệnh bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu cấp là chứng đau đầu thường xuyên. Cơn đau thường kéo dài và dữ dội. Một số bệnh nhân kể rằng họ thức dậy với cơn đau đầu, mồ hôi đầm đìa và nhức nhối toàn thân. Nguyên do là máu chảy tới não bộ và tủy sống bị hạn chế. Khi cơn đau đầu diễn ra, mạch máu bị chèn ép. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị tai biến.
4. Xuất hiện hạch bất thường
Bệnh bạch cầu làm giảm khả năng sản sinh tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu khoẻ mạnh. Vì thế, chứng giảm bạch cầu sẽ làm cơ thể mất dần khả năng phản ứng với nhiễm trùng, thương tổn, dẫn tới sự xuất hiện của các hạch nhỏ. Chúng thường xuất hiện ở cổ, bụng hoặc vùng dưới cánh tay.
Đau đầu thường xuyên là một trong những dấu hiệu của ung thư bạch cầu.
5. Cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi
Vì số lượng hồng cầu khoẻ mạnh giảm nên chúng không thể thực hiện nhiệm vụ đưa oxy tới khắp nơi trên cơ thể người. Kết quả là người bệnh sẽ bị thiếu máu và gặp các chứng như yếu cơ, ít sức vận động. Thường xuyên phải ngồi, nghỉ ngơi, không thể vận động như bình thường là những dấu hiệu bạn cần xem xét. Một số bệnh nhân còn cho biết họ gặp vấn đề với việc giữ thăng bằng.
6. Dễ chảy máu, bầm tím
Tất cả các dạng chảy máu không lí giải được đều có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu bởi khi đó, chứng giảm tiểu cầu sẽ ngăn máu đông. Những vết bầm có thể đột nhiên xuất hiện trong khi bạn nhớ rằng mình không va chạm vào bất cứ đâu.
Hơn nữa, chúng còn có mặt ở những nơi lạ như ngón tay, bàn tay, bụng, lưng. Các vấn đề liên quan tới chảy máu gồm có: Đứt tay khó lành, thường xuyên chảy máu cam hay kinh nguyệt dài kì bất thường ở phụ nữ.
7. Thường xuyên bị sốt, nhiễm trùng
Bệnh bạch cầu cấp hoặc mãn tính đều làm giảm sức đề kháng của cơ thể gây sốt kéo dài. Ngoài ra, bạn có thể hay bị nhiễm trùng hơn thông thường. Nguyên do của dấu hiệu này là vì các tế bào ung thư đã đẩy bạch cầu khoẻ mạnh ra ngoài, không để chúng thực hiện chức năng của mình.
8. Sút cân
Mất khẩu vị là một dấu hiệu thông thường ở bệnh bạch cầu. Tình trạng này có thể diễn ra từ từ nên người bệnh có thể bị sút cân mà không nhận ra.
9. Tình trạng thở bất thường
Khi không có đủ oxy tuần hoàn trong máu, bạn sẽ thấy hụt hơi giống như khi ở trên cao. Nhiều người nói họ không thể thở kịp trong khi số khác cho biết dù thở sâu thế nào họ vẫn cảm thấy không đủ.
10. Đau bụng
Khi bệnh bạch cầu cấp tiến triển, nó có thể gây sưng tấy ở gan hoặc lá lách làm bạn thấy đau bụng hoặc đầy bụng. Tuy nhiên, một số người lại bị đau thắt lưng. Buồn nôn hoặc mất khẩu vị thường liên quan tới dấu hiệu này.