Các thợ lặn cứu hộ, thuyền đã bắt tay vào cuộc tìm kiếm lớn nhưng vẫn chưa thu được kết quả.Con cá heo có tên Fungie, đã ở bến cảng Dingle, bờ biển County Kerry, phía tây nam Ireland từ năm 1983 và trở thành một biểu tượng của Ireland. Tuy nhiên mới đây, người ta phát hiện con cá heo đã mất tích không chút dấu vết.
Người Ireland đưa những con thuyền chở đầy khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới ra biển tham quan mỗi ngày. Suốt 37 năm qua, Fungie luôn là nhân vật nổi tiếng của Ireland nhờ sự thân thiện với nhiều du khách xa gần đến chiêm ngưỡng loài động vật biển có vú này.
Fungie nổi tiếng với sự thân thiện với khách du lịch
Fungie đang giữ danh hiệu Kỷ lục Guiness thế giới về con cá heo sống đơn độc lâu nhất. Lần cuối cùng người ta trông thấy Fungie là khi nó bơi cùng một chiếc thuyền của như dân.
Jimmy Flannery, chủ tịch công ty du lịch Dingle Dolphin Boat Tours, cho biết: "Hành động không hoàn toàn đúng với tính cách của Fungie. Trước đây, lần mất tích lâu nhất của nó là khoảng bốn hoặc năm tiếng đồng hồ".
Flannery, người từng điều hành các chuyến du lịch bằng thuyền thăm Fungie trong 33 năm, cũng đã điều phối các đội tìm kiếm hàng ngày kể từ khi báo động được nâng lên.
Flannery nói: "Chúng tôi đã dùng 12 chiếc thuyền cứu hộ, các thợ lặn từ đội tìm kiếm và cứu hộ Mallow đã thực hiện cuộc tìm kiếm rộng khắp ở các vịnh nhỏ hay con lạch nơi nó từng xuất hiện. Đội tìm kiếm cũng tiến hành quét sóng siêu âm đáy biển nhưng cũng không có dấu vết".
Suốt 37 năm qua, khách du lịch thường xuyên đi trên thuyền chiêm ngưỡng con cá heo thân thiện Fungie
Theo Flannery, con cá heo Fungie là một phần trong cuộc sống của người dân. Ông hi vọng nó đang thực hiện một cuộc phiêu lưu và có thể sớm trở lại.
Lần đầu tiên sau 37 năm, những con thuyền không trông thấy người bạn đồng hành, ra khơi, và dường như có điều gì đó không ổn. Được biết, Fungie ước tính khoảng 40 tuổi, đây là con cá heo mũi chai đực.
Simon Berrow, giám đốc khoa học và quyền CEO của Tập đoàn Cá voi và Cá heo Ireland, cho biết: "Các heo mũi chai ở ngoài khơi bờ biển phía tây Ireland, chúng tôi ít khi ghi nhận trường hợp mắc cạn. Tôi không rõ tại sao".