TS Hoàng Xuân Ba "hé lộ" kẻ làm giàu, tiến thân nhờ bệnh ung thư

BBT |

Phần trả lời của TS - BS. Hoàng Xuân Ba - Trợ lý GS, Khoa Ngoại, Đại học Y khoa Keck, Đại học Nam California (VSC) nằm trong khuôn khổ cuộc Giao lưu: Người Việt ăn gì để khỏi chết?

Giao lưu trực tuyến: NGƯỜI VIỆT ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG CHẾT?

Giao lưu trực tuyến: NGƯỜI VIỆT ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG CHẾT? (P2)

LTS: TS. BS. Hoàng Xuân Ba là Bác sỹ chuyên khoa nhi, huyết học và ung thư, Tiến sỹ miễn dịch học. Tiến sỹ đã nhiều năm học tập, nghiên cứu và làm việc tại nước ngoài (Nga, Mỹ, Anh).

HIện nay, TS. BS. Hoàng Xuân Ba đang làm việc tại Khoa Ngoại, Đại học Y khoa Keck, Đại học Nam California (VSC).

Là người được các đồng nghiệp trên thế giới đánh giá rất cao về trình độ, TS. BS Hoàng Xuân Ba đã chữa thành công ung thư phổi, gan, vú và tiền liệt tuyến với kết quả vượt xa những gì được báo cáo trong các tài liệu y khoa. 

Dưới đây là một phần trả lời của TS, BS Hoàng Xuân Ba trong cuộc giao lưu trực tuyến "Người Việt ăn gì để khỏi chết?"

Hỏi: dự đoán trong bao lâu nữa ung thư sẽ ra khỏi danh sách bệnh hiểm nghèo tương tự như trường hợp bệnh lao? (Hải Đăng - Kon Tum)

TS. BS. Hoàng Xuân Ba: Hiện nay, cách nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư trên thế giới giống tôn giáo hơn là khoa học.

Bởi vậy, tôi nghĩ rằng bệnh ung thư sẽ không bao giờ được phòng điều trị và có thể loại bỏ ra khỏi danh sách các bệnh hiểm nghèo trong một tương lai xa nếu như không có một cuộc cách mạng mang tính xã hội, và khoa học trong nghiên cứu và điều trị ung thư.

Tôi có thể giải thích thêm là ung thư hiện nay là phương tiện làm giàu, tiến thân của rất nhiều nhà khoa học, viện nghiên cứu, các hãng dược và công nghệ sinh học.

Những phương pháp, đường lối được đưa vào thử nghiệm trong bệnh ung thư đều phải bảo vệ bằng bản quyền và có khả năng đưa đến những lợi nhuận kinh tế khổng lồ cho những người phát triển và đưa vào thị trường.

Nếu y học hiện đại chấp nhận quay lại đường lối, cách thức cổ điển để tìm ra phương thức chữa trị và phòng chống từ hàng nghìn năm trước đây thì sẽ hiệu quả và tiết kiệm, và có thể ứng dụng cho những người nghèo nhất, ít độc hại hơn nhiều so với các phương pháp hiện nay.

Hỏi: Ông đánh giá thế nào về tỉ lệ tăng ung thư đột biến ở Việt Nam hiện nay? (Vũ Nhung - Phú Thọ)

TS. BS. Hoàng Xuân Ba: Tôi chưa có bằng chứng, cũng như tư liệu nào về tỉ lệ mắc bệnh ung thư cũng như tỷ lệ tử vong trên đầu người Việt Nam cao hơn trong khu vực, cũng như thế giới.

Nếu số liệu từ các cơ quan chức năng trong nước đưa ra là chính xác, thì con số này còn thấp hơn so với con số tử vong từ số liệu mà cơ quan chức năng Mỹ đưa ra từ đất nước này. Nên người dân không nên quá bi quan và hoang mang.

Thêm 1 vấn đề nữa là, nhiều năm trước đây, các nước châu Á, tỷ lệ mắc ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn so với các nước châu Âu và bắc Mỹ. Nhưng những năm gần đây, thì con số này lại tăng lên đột biến.

TS. BS Hoàng Xuân Ba (người áo đỏ bìa phải) cùng các chuyên gia trong buổi giao lưu trực tuyến.
TS. BS Hoàng Xuân Ba (người áo đỏ bìa phải) cùng các chuyên gia trong buổi giao lưu trực tuyến.

Hỏi: Với những người nông dân không có điều kiện tiếp cận bệnh viện, khoa học kỹ thuật cao thì làm thế nào để phát hiện bệnh ung thư sớm nhất?

TS - BS. Hoàng Xuân Ba: Có rất nhiều biểu hiện đặc hiệu của bệnh ung thư khi nó mới hình thành và trong giai đoạn sớm của quá trình phát triển.

Nhưng tôi phải nói tới 1 thực tế là việc chủ yếu phát hiện sớm hay muộn căn bệnh ung thư phải dựa vào thể trạng của từng người, có người phát bệnh sớm ngay giai đoạn đầu, có những người lại phát tác muộn.

Với những người nông dân, tôi khuyên họ cần đi khám khi phát hiện chảy máu bất thường khi đi tiểu, khi đại tiện, ở vùng răng miệng, cơ quan sinh dục, đau ở những vị trí khác nhau không chấm dứt và không tìm ra các nguyên nhân để giải thích.

Có những lở loét trên cơ thể, trong mồm miệng không lành được, có u cục, có thể sờ nắn được, bị sốt kéo dài và lặp đi lặp lại không có nguyên nhân thì nên đi khám chuyên khoa.

Những biểu hiện này rất không đặc hiệu, không hẳn là cứ có những biểu hiện là mắc bệnh ung thư nên các bạn không quá lo lắng khi có những dấu hiệu này.

Hỏi: Những nguyên nhân dẫn đến ung thư máu và nguyên nhân dẫn đến ung thư máu ở trẻ em là gì? (Hoàng Mai - Thanh Hóa)

TS - BS. Hoàng Xuân Ba: Đây là vấn đề tôi nghiên cứu và sẽ tiếp tục nghiên cứu trong nhiều năm. Vì bản thân tôi là bác sĩ Nhi khoa, khởi nghiệp từ khoa huyết học và ung thư nhi tại Bệnh viện nhi số 1 St.Petersburg (Nga).

Tôi đã chứng kiến rất nhiều mất mát và những đau khổ của các gia đình có con mắc ung thư, chủ yếu là ung thư máu cũng như sự đau đớn và chịu đựng phi thường của các cháu khi mắc phải căn bệnh quái ác này.

Tôi có nhiều ý nghĩ và gợi ý về nguyên nhân có thể tăng nguy cơ gây các bệnh ung thư cho trẻ em. Tôi chưa có bằng chứng cụ thể và chính xác để lý giải, bởi vậy tôi chưa đưa ra những lời khuyên nào một cách chính xác.

Các bậc cha mẹ có thể tìm các kiến thức nuôi con trẻ khỏe, khoa học.

Hỏi: Theo ông, đối với các ung thư loại có thể chữa khỏi, có nhất thiết phải sử dụng hóa trị, xạ trị hay có thể dùng thuốc thay thế? (Văn Chiến - Hà Nội)

TS. BS. Hoàng Xuân Ba: Với bệnh ung thư, đến ngày hôm nay, các cách chữa trị bằng y học hiện đại đã mang lại hiệu quả cho 1 bộ phận bệnh nhân nhưng ko phải là điều mà chúng ta dựa vào đó mà lạc quan.

Bởi vì, ở nhiều nước phát triển, tỷ lệ bệnh nhân có thể sống trên 5 năm khi phát hiện ung thư (các loại ung thư phổ biên). Ví dụ như ung thư phổi, khoảng 10-12%. Ung thư đại trực tràng là khoảng 50%, ung thư đầu tụy là khoảng 3-5%...

Điều này cho thấy rằng ung thư vẫn là bệnh rất khó hiểu và khó chữa. Bởi vậy khi nói về điều trị ung thư thế nào thì đó là quyết định mà bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân dựa vào hoàn cảnh kinh tế, sức khỏe nền tảng...

Hỏi: Về Việt Nam, ông ăn uống thế nào? Ông có cảm thấy sợ hãi mỗi khi đi ăn hàng quán bên ngoài không?

TS - BS. Hoàng Xuân Ba: Tôi thường chọn những thực phẩm tươi không qua bảo quản và cố gắng chọn những những loại thực vật trồng trong tự nhiên, chứ ko nhất thiết phải tìm mua những loại hoa quả gắn mắc nước ngoại.

Các bạn nên tự lựa chọn cho mình những loại thực phẩm tốt và phù hợp với mình, gia đình mình.

Hỏi: Theo ông người Việt bị ung thư nhiều ngoài việc ăn phải các loại thực phẩm muối, lên men như dưa, cà...?

TS - BS. Hoàng Xuân Ba: Hoàn toàn không có bằng chứng khoa học nào về vấn đề trên. Nhiều nhà khoa học ở Nhật, Hàn Quốc lại chứng mình điều ngược lại, việc các loại thực phẩm lên men còn mang lại điều lợi cho sức khỏe... Tuy nhiên đây vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.

Hỏi: Nếu gia đình có tiền sử bệnh ung thư, tôi có nên thay đổi độ tuổi khám sàng lọc?

TS - BS. Hoàng Xuân Ba: Câu trả lời rất là khó, hiện nay cho thấy yếu tố di truyền chỉ ảnh hưởng tới 1 phần nhỏ trong việc mắc bệnh ung thư, trừ 1 số ung thư ko phổ biến trực tiếp gây ra do yếu tổ di truyền.

Nên trong nhà có ng mặc bệnh ung thư, chúng ta cũng không nên quá lo lắng sẽ mắc những căn bệnh tương tự.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại