Ăn nhiều muối
Có thể nói muối là một trong những gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, thậm chí có người còn rất thích ăn muối sống. Tuy rất tốt nhưng muối chứa rất nhiều natri và có thể dẫn đến chứng đầy hơi, giữ nước trong cơ thể, gây sưng phồng quanh mắt, các bệnh về tim mạch.
Ăn đũa sơn
Sơn chứa nhiều chất hóa học có hại cho cơ thể, đặc biệt là thành phần diêm tiêu sau khi ngấm vào đũa thì sẽ cùng với chất nitơ hợp thành một chất gây hại rất mạnh, có thể gây ung thư.
Uống trà quá đặc
Trà đặc làm cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa, đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng tiêu hóa và việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra trà đặc còn gây mất ngủ.
Uống nước trà ngay sau bữa ăn
Ăn xong uống nước trà ngay không những làm loãng dịch vị mà số lượng lớn axit amin trong trà sẽ kết hợp với chất protein trong thức ăn đọng lại không có lợi cho việc hấp thu tiêu hóa chất protein.
Ăn không đúng giờ
Ở một số thành phố, đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay, cuộc sống bận rộn và không ổn định về giờ giấc khiến cho rất nhiều người thường xuyên dùng bữa không đúng giờ khiến dạ dày hoạt động không hiệu quả, gây tổn hại đến dạ dày, đồng thời khiến bạn quên cảm giác đói.
Không rửa tay trước khi ăn
Khi rửa tay sẽ giúp chúng ta hạn chế vi khuẩn từ môi trường bên ngoài và các vật dụng gia đình. Nếu không, các vi khuẩn này sẽ khiến ta mắc các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, buồn nôn, đầy bụng.
Ăn quá nhanh
Ăn nhanh khiến thức ăn không tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
Ăn cho sướng miệng
Đó cách ăn uống thiếu khoa học hiện nay của số đông người dân. Cách ăn uống vô độ, mất vệ sinh, không tự kiểm soát được,… khiến các bệnh mãn tính nguy hiểm (ung thư, tiểu đường, các bệnh về tiêu hóa, nội tạng) đang gia tăng nhanh chóng. Nhiều người biết thói quen ăn uống của mình là “trêu ngươi” thần chết, nhưng vẫn tặc lưỡi, đến khi mắc bệnh và hối hận thì đã muộn.
“Ăn bẩn sống lâu”
Thức ăn hè phố bày bán ở những nơi mất vệ sinh như cạnh cống rãnh, bụi đường bám đầy, sử dụng dầu chiên không đảm bảo chất lượng,… nhưng vẫn đông đúc người ăn. Một chậu nước rửa hàng trăm cái bát, rồi được lau qua bằng 1 cái khăn “đa năng” (dùng cả cho việc lau chùi tay của người bán hàng)...