Trong một báo cáo của SIPRI, hai nhà nghiên cứu Shannon Kile và Hans Kristensen viết: "Số lượng vũ khí hạt nhân lưu kho toàn cầu đã giảm dần kể từ khi đạt đỉnh với gần 70.000 đầu đạn hạt nhân vào giữa những năm 1980. Sự suy giảm này chủ yếu là do Nga và Mỹ cắt giảm lực lượng hạt nhân của mình."
Báo cáo cũng lưu ý rằng: "Tốc độ cắt giảm vũ khí hạt nhân của hai cường quốc này dường như diễn ra chậm chạp so với 10 năm trước đây, và cả Nga và Mỹ đều không cắt giảm đáng kể lực lượng hạt nhân chiến lược được triển khai kể từ khi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới có hiệu lực vào năm 2011."
Ngoài ra, báo cáo cũng nhận định rằng "Washington và Moskva đều đang triển khai các chương trình hiện đại hóa hạt nhân mở rộng và tốn kém."
Theo ước tính, Nga đã sở hữu 7.290 đầu đạn hạt nhân từ đầu năm nay, trong khi đó con số này của Mỹ là 7.000, tổng cộng hai nước chiếm 93% vũ khí hạt nhân trên thế giới.