Ông Kissinger, tới trước thời điểm đó, từng bí mật bay tới Trung Quốc trước thềm chuyến công du lịch sử của Nixon, đã nói rằng, nếu so sánh với người Nga, thì người Trung Quốc sẽ còn nguy hiểm hơn nhiều trong tương lai.
Khi đó ông Kissinger nói rằng, "sau 20 năm, người kế tục ông, nếu là con người thông thái như ông, sẽ dựa vào người Nga để chống lại người Trung Quốc".
Ông nói rằng, Mỹ khi có ý định tận dụng sự bất đồng giữa Moscow và Bắc Kinh "phải chơi ván bài cân bằng lực lượng này một cách vô cảm. Bây giờ chúng ta cần người Trung Quốc để điều chỉnh người Nga và dạy cho họ một bài học". Trong tương lai diễn biến có thể hoàn toàn trái ngược.
Có lẽ nào sau 45 năm kể từ khi mối quan hệ với Trung Quốc có bước đột phá nhờ Nixon, tổng thống thứ 45 của Mỹ Donald Trump sẽ nghe theo lời khuyên của Kissinger?
Tổng thống Obama từng cố gắng "chuyển hướng" sang châu Á và coi đó như một hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của mình. Donald Trump sẽ biến việc "chuyển hướng" từ Bắc Kinh sang Moscow thành nền tảng chính sách đối ngoại của mình hay không?
Căn cứ vào hàng loạt những bình luận trên Twitter, các cuộc điện thoại, những bài trả lời phỏng vấn và các tuyên bố của những trợ lý, tổng thống được bầu chọn Trump chứng tỏ sự khởi đầu cho một chính sách mới cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
Thiết lập tiền lệ đầu tiên sau nhiều năm, ông Trump đã đích thân nói chuyện với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, người gọi điện thoại cho ông hôm 2/12 để chúc mừng thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống.
Sau đó 2 ngày, trong cuộc trả lời phỏng vấn của Fox News, ông Trump bày tỏ nghi ngờ đối với sự đúng đắn của chính sách "một Trung Quốc" trong khuôn khổ mà Washington và Bắc Kinh gìn giữ hòa bình tại châu Á sau chuyển công du của Nixon.
Ông Trump buộc tội Trung Quốc đầu cơ ngoại tệ, lừa dối Mỹ trong lĩnh vực thương mại và Bắc Kinh không hỗ trợ Mỹ chống lại chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Bên cạnh đó, bà Carly Fiorina, người được cho là ứng cử viên cho vị trí giám đốc cơ quan tình báo quốc gia trong nội các của ông Trump, có cuộc gặp với tổng thống tương lai Mỹ, và sau cuộc nói chuyện đã thông báo rằng, hai người đã thảo luận về Trung Quốc, quốc gia mà họ cho là "có thể trở thành đối thủ chính của chúng ta khi đang tập trung sức mạnh".
Trên mặt trận Nga, ông Trump trong khuôn khổ chiến dịch vận động tranh cử đã giành những lời lẽ có cánh cho tổng thống Nga Vladimir Putin. Mới đây ông từng nói rằng ứng cử viên của ông cho vị trí ngoại trưởng – là ông Rex Tillerson, người được biết đến bởi mối quan hệ lâu năm với Putin.
Cố vấn về an ninh quốc gia sẽ là trung tướng về hưu Michael Flynn, người cũng được coi có mối quan hệ với Nga và kêu gọi sự hợp tác gắn bó hơn của Washington và Moscow trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố IS.
Mới đây, ông Trump gọi những khẳng định của CIA là "nực cười" về việc các tin tặc Nga đã đột nhập máy tính của các nhân viên trong bộ máy vận động của bà Hillary Clinton để giúp ông có thể giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử.
Tam giác với sự tham gia của Washington, Moscow và Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh.
Cuộc chơi "tay ba" trong quá khứ
Vào những năm 1950, chính phủ Eisenhower coi trọng người Nga hơn hẳn người Trung Quốc để cố tình gây rạn nứt giữa nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushev và lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc cứng rắn hơn nhiều so với Liên Xô, người Mỹ có thể tới Liên Xô nhưng lại bị cấm bay tới Bắc Kinh.
Chính sách này đã mang lại những hiệu quả nhất định và, không có nghi ngờ gì, thúc đẩy sự rạn nứt giữa Liên Xô và Trung Quốc.
10 năm sau, Nixon, khi đó đang giữ vị trí phó tổng thống trong nội các của Eisenhower, đã xem xét lại chính sách của Eisenhower và bắt đầu xích lại gần Trung Quốc trong khuôn khổ cuộc đối đầu chống lại Liên Xô trên quy mô toàn cầu.
Richard Nixon (trái) và Henry Kissinger
Sau đó vài năm, tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã "chơi tất tay". Những nội các tiếp theo của Mỹ, dù là Cộng hoà hay Dân chủ, đều hợp tác với Trung Quốc để triển khai những cuộc chiến tranh gián tiếp chống lại Liên Xô.
Cả Nga và Mỹ đều ngại Trung Quốc?
Hiện nay, một câu hỏi đặt ra đó là sự chuyển hướng của Trump bây giờ trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi kể từ thời Chiến tranh Lạnh có mang lại kết quả không? Những mục tiêu là gì ngoài việc bắt Bắc Kinh phải tay trắng? Và Mỹ phải đưa gì cho Nga để kéo Nga ra khỏi vòng tay của Bắc Kinh?
Mối quan hệ đối tác của Trung Quốc và Nga. Hai nước thường xuyên ủng hộ nhau trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trong vài chục năm gầy đây, Trung Quốc đã mua vũ khí của Nga với tổng trị giá lên tới hơn 30 tỷ đôla, còn vào tháng 9/2016, hai nước đã tiến hành cuộc tập trận chung trên biển Đông.
Nhưng Nga cũng khó chịu với vị thế của đối tác "đàn em" trước Bắc Kinh. Trước đây kinh tế Trung Quốc chỉ là một phần nhỏ so với Liên Xô, còn bây giờ nó lớn gấp 5 lần. Vào những năm 1950, trong giai đoạn hoàng kim của mối tình hữu hảo Trung Quốc – Liên Xô, Bắc Kinh gọi Moscow là người anh. Điều đó đã không còn nữa.
Putin bày tỏ rõ sự quan tâm của mình đối với một vai trò lớn hơn của Nga trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mới đây ông vữa có chuyển công du tới Nhật Bản theo lời mời của thủ tướng Shinzo Abe.
Trung Quốc không còn giống kẻ chiếu dưới vào năm 1972. Để đáp trả cuộc điện đàm của ông Trump với bà Thái Anh Văn, Trung Quốc đã cho máy bay ném bom chiến lược bay ra Biển Đông.
Còn nước Nga đang được lãnh đạo bởi một nhân vật với mong muốn khôi phục ảnh hưởng của Moscow như thời Liên Xô.
Mong muốn của Trump tham gia cuộc chơi cân bằng lực lượng của Kissinger sẽ khiến cho sự bất định trên thế giới ngày càng gia tăng, nơi mà sức mạnh của Mỹ không còn là vô song và vô đối.