Theo tổ chức Change Britain cho rằng Brexit đã giúp nước Anh tiết kiệm ít nhất 10,4 tỷ bảng Anh đóng cho quỹ của EU hàng năm.
Đó còn chưa kể từ khi dời khỏi EU, quốc gia này đã ký kết thêm nhiều hợp động kinh tế trị giá lên tới 12,3 tỷ bảng Anh.
Nhiều dự báo cho rằng Anh có thể thu về 24 tỷ bảng Anh/năm khi không còn là thành viên của Châu Âu nữa. Con số thấp nhất mà một số nhà phân tích ước tính cũng đã lên tới 20 tỷ bảng Anh.
Bên cạnh đó, nhìn vào tín hiệu tích cực cho thấy, kể từ khi dời khỏi thị trường chung, mối quan hệ đối tác giữa Anh và 27 quốc gia thuộc EU còn lại vẫn tiến triển tốt đẹp vì vậy khả năng cao xuất khẩu của quốc gia này sang liên minh Châu Âu sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi hàng rào thuế quan.
Nếu như vậy, kịch bản "soft-Brexit" (ra đi êm ả) được đưa ra ngay sau khi Anh có kết quả cuộc trưng cầu dân ý sắp xảy ra.
Thế nhưng thực tế trong mối quan hệ thương mại với các nước EU, Anh nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Anh sang EU trong năm 2015chỉ đạt 220 tỷ bảng Anh trong khi tổng giá trị nhập khẩu cũng từ khu vực này lại lên tới 290 tỷ bảng Anh.
Tuy nhiên đổi lại, tổ chức Change Britain cho rằng "phần thưởng" lớn nhất mà Anh nhận được hậu Brexit chính là các hiệp định thương mại đối với các quốc gia ngoài EU mà trước đây phải phụ thuộc lớn vào liên minh thuế quan của EU.
Hay nói cách khác, trước đây khi chưa dời EU, Anh chỉ được phép thực hiện các thương vụ với các quốc gia ngoài EU khi đã được đàm phán, thông qua bởi Uỷ ban Châu Âu.
Tùy thuộc vào số lượng các thương vụ sẽ được ký kết trong năm tới mà GDP có thể tăng trong khoảng từ 8,5 tỷ bảng Anh đến 19,8 tỷ bảng Anh.
Thị trường các nước ASEAN sẽ là "miếng bánh ngọt hấp" dẫn nhất đối với quốc gia xứ sở sương mù giúp tăng giá trị GDP lên 4,3 tỷ bảng Anh/năm, tiếp đến là thị trường Mỹ ( 3,8 tỷ bảng Anh), Nhật Bản (3,2 tỷ bảng Anh), Hàn Quốc (3,2 tỷ bảng Anh)
Việc dời khỏi thị trường chung Châu Âu giúp Anh loại bỏ 59 trong số 100 những quy định "quả tạ" đè nặng lên doanh nghiệp từ đó giảm đi được 4 tỷ bảng Anh chi phí cho những quy định đó.
Tuy nhiên, Chính phủ cho biết sẽ giữ lại một số quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người công nhân. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cam kết sẽ hỗ trợ ngành nông nghiệp và một số ngành khác vốn trước đây được EU trợ cấp.
Nghị sĩ Charlie Elphicke khẳng định "Việc dời khỏi EU tạo ra rất nhiều cơ hội cho Anh. Hơn thế nữa, các vấn đề về biên giới và nhập cư sẽ được kiểm soát một cách dễ dàng hơn.
Chính phủ sẽ dành tiền cho những việc làm trực tiếp có lợi cho người dân Anh. Đây cũng là lý do tại sao phần đa số phiếu ủng hộ Brexit".