VIDEO: IS đốt sạch, phá sạch, nhưng thành phố cổ Palmyra sẽ hồi sinh

Những bức ảnh đầu tiên về thành cổ Palmyra sau khi được giải phóng khỏi sự kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thắp lên hy vọng rằng kiến trúc cổ của thành phố 2.000 năm tuổi này sẽ được khôi phục.

Lính Syria tháo cờ IS sau khi giành lại kiểm soát Palmyra.
Lính Syria tháo cờ IS sau khi giành lại kiểm soát Palmyra.

Thành cổ Palmyra nằm tại tỉnh Homs, cách thủ đô Damascus của Syria khoảng 200km. Palmyra nằm ở khu vực quan trọng chiến lược trên đường nối Damascus và Deir al-Zour, thành phố tranh chấp ở phía đông.

Khi IS kiểm soát Palmyra, chúng gây phẫn nộ toàn cầu khi phá hủy các di tích khảo cổ giá trị hàng nghìn năm tuổi.

Palmyra có nghĩa là “thành của những cây cọ” (Syria gọi là Tadmur), di sản văn hóa thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, cuối cùng đã có những khoảnh khắc yên bình ngày 27/3 sau khi quân đội Syria cùng với sự hỗ trợ từ các cuộc không kích của Nga đã giành lại kiểm soát khu vực này từ tay IS.
Palmyra có nghĩa là “thành của những cây cọ” (Syria gọi là Tadmur), di sản văn hóa thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, cuối cùng đã có những khoảnh khắc yên bình ngày 27/3 sau khi quân đội Syria cùng với sự hỗ trợ từ các cuộc không kích của Nga đã giành lại kiểm soát khu vực này từ tay IS.
Một trong những công trình văn hóa quan trọng nhất của thế giới cổ xưa, thành phố được biết tới là “ốc đảo của sa mạc Syria”, bị khủng bố IS chiếm giữ từ tháng 5/2015, oằn mình chịu đựng sự tàn phá của quân khủng bố.
Một trong những công trình văn hóa quan trọng nhất của thế giới cổ xưa, thành phố được biết tới là “ốc đảo của sa mạc Syria”, bị khủng bố IS chiếm giữ từ tháng 5/2015, "oằn mình" chịu đựng sự tàn phá của quân khủng bố.
Những kẻ khủng bố đã tàn phá một số công trình của Palmyra trong thời gian chiếm đóng. Trong số đó, ngôi đền Bel 2.000 năm tuổi được biết tới là “Hòn ngọc của sa mạc”, từng được đánh giá là một trong những di tích cổ đại nhất thế giới, đã bị phá hủy bằng chất nổ hồi tháng 9/2015.
Những kẻ khủng bố đã tàn phá một số công trình của Palmyra trong thời gian chiếm đóng. Trong số đó, ngôi đền Bel 2.000 năm tuổi được biết tới là “Hòn ngọc của sa mạc”, từng được đánh giá là một trong những di tích cổ đại nhất thế giới, đã bị phá hủy bằng chất nổ hồi tháng 9/2015.

Các di tích khác như Khải hoàn môn, các khu mộ cổ cũng bị IS phá hủy.

Trại Diocletian, công trình quân sự được xây dựng từ thời đế chế La Mã vào cuối thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, cũng bị san phẳng. Tuy nhiên, lâu đài cổ Fakhr-al-Din-al-Maani vẫn hiên ngang trên đỉnh đồi. Nhiều phần của công trình Great Colonnade trải dài hàng trăm mét còn nguyên vẹn.
Trại Diocletian, công trình quân sự được xây dựng từ thời đế chế La Mã vào cuối thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, cũng bị san phẳng. Tuy nhiên, lâu đài cổ Fakhr-al-Din-al-Maani vẫn hiên ngang trên đỉnh đồi. Nhiều phần của công trình Great Colonnade trải dài hàng trăm mét còn nguyên vẹn.
Nhà hát cổ từ thời La Mã của Palmyra đã trở thành hiện trường những tội ác khủng khiếp của IS, khi bị bọn khủng bố sử dụng làm nơi hành quyết tù nhân. Phiến quân từng công bố những video ghi lại cảnh sát hại hàng chục tù nhân tại đây.
Nhà hát cổ từ thời La Mã của Palmyra đã trở thành hiện trường những tội ác khủng khiếp của IS, khi bị bọn khủng bố sử dụng làm nơi hành quyết tù nhân. Phiến quân từng công bố những video ghi lại cảnh sát hại hàng chục tù nhân tại đây.

Nhà khảo cổ học kỳ cựu người Syria, Khaled al-Asaad, cũng bị IS tra tấn và chặt đầu sau khi chúng cố gắng moi móc thông tin về những nơi chôn cất kho báu nhưng bị ông Khaled thẳng thừng từ chối.

Bảo tàng Palmyra đã bị những kẻ khủng bố IS tàn phá nặng nề. Chúng phá hủy một số lượng lớn cổ vật ở đây. Tuy nhiên, khả năng khôi phục lại bảo tàng vẫn còn bởi giới chức Syria đã chuyển một số cổ vật tới Damascus để bảo quản trước khi IS chiếm đóng nơi này.

“Sau khi Palmyra được giải phóng, giờ chúng tôi đang (nghĩ về những gì có thể làm) chuẩn bị khôi phục thành phố này”, ông Maamun Abdel Karim, người đứng đầu Tổng cục bảo tàng và cổ vật Syria (DGAM), nói hôm 27/3.
“Sau khi Palmyra được giải phóng, giờ chúng tôi đang (nghĩ về những gì có thể làm) chuẩn bị khôi phục thành phố này”, ông Maamun Abdel Karim, người đứng đầu Tổng cục bảo tàng và cổ vật Syria (DGAM), nói hôm 27/3.

Ông Karim còn nói thêm rằng có “tầm nhìn” về những gì có thể đã làm được và “có hy vọng trọng trái tim của chúng tôi”.

Video quay từ máy bay không người lái ghi lại hình ảnh Palmyra sau giải phóng:

Thành phố cổ Palmyra

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại