Đồng minh châu Âu "ngã ngửa" trước thái độ lạnh lùng của Obama

Hải Võ |

Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây đã từ chối gặp mặt Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cho thấy quan hệ của Mỹ với các đồng minh đang rạn nứt hơn bao giờ hết.

Obama tránh mặt Tổng thư ký NATO

Sputnik News (Nga) cho hay, hầu như tất cả các nước NATO đều đã tiếp đón Tổng thư ký Jens Stoltenberg của tổ chức này, kể từ khi ông nhậm chức tháng 10 năm ngoái.

Đó là một truyền thống kéo dài cho tới ngày nay, mà các Tổng thống Mỹ luôn nhiệt tình thực hiện, như một cách để chứng minh sự gắn kết của Washington với liên minh quân sự mạnh nhất của họ.

"Chính quyền của cựu Tổng thống Bush đã chỉ rõ rằng, khi Tổng thư ký NATO tới Mỹ, lãnh đạo này sẽ được tiếp đón bởi Tổng thống để không làm suy giảm tầm vóc hay quyền lực của người đứng đầu liên minh" - cựu đại diện của Mỹ tại NATO Kurt Volker nói với Bloomberg.

Tuy nhiên, khi ông Stoltenberg tiếp tục chuyến thăm 3 ngày tới Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama "đã không phản hồi những yêu cầu gặp mặt Tổng thư ký NATO".

Sputnik nhận xét, động thái này "rất đáng ngạc nhiên", bởi thái độ hoang mang hiện đang bao trùm phần lớn châu Âu.

Theo đó, trong khi các nước đồng minh NATO liên tục tỏ thái độ quan ngại về "mối đe dọa xâm lăng từ Nga" - cái mà Sputnik gọi là "sự dẫn dắt hoàn toàn sai lệch mà Mỹ đã thừa nhận", người ta tưởng rằng, ông Obama sẽ phải dành thời gian để gặp ông Jens Stoltenberg.

"Chúng ta đang thực hiện việc tăng cường năng lực phòng thủ tập thể lớn nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc" - ông Stoltenberg phát biểu tại Hội thảo chuyển đổi mô hình NATO 2015.

Các đồng minh châu Âu của Washington đã "ngã ngửa" khi phát hiện lịch trình tuần này của Tổng thống Mỹ khá "nhẹ nhàng". Ông Obama đã xếp lịch để gặp Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani hôm thứ Ba (24/3).

Mỹ khó chịu với ý tưởng thành lập quân đội chung của EU, bởi điều này làm suy yếu ảnh hưởng của Washington tại đây. Ảnh: Sputnik News.

Mỹ khó chịu với ý tưởng thành lập quân đội chung của EU, bởi điều này làm suy yếu ảnh hưởng của Washington tại đây. Ảnh: Sputnik News.

Căng thẳng Mỹ - NATO leo thang?

Sputnik bình luận, sự lạnh nhạt của ông Obama có thể là sự tỏ thái độ mới nhất của Mỹ đối với đề xuất thành lập quân đội chung của EU - động thái có thể làm suy yếu sự phụ thuộc của "lục địa già" vào Mỹ.

"Tôi nhận thấy ý tưởng về chính sách phòng thủ chung châu Âu là một ý kiến cũ và được nêu ra mỗi khi giữa Mỹ và liên minh châu Âu (EU) xuất hiện bất đồng" - người đứng đầu Trung tâm phân tích địa-chính trị châu Âu Mateusz Piskorski nói.

"Lần gần đây nhất ,tôi nghe về vấn đề này vào khoảng năm 2003-2004, trong giai đoạn chiến tranh Iraq và 'cuộc xâm lược' của Mỹ tại đây".

Nhiều chính trị gia từ các thành viên chủ chốt của NATO đã tỏ thái độ ủng hộ việc thành lập quân đội chung của EU. Một trong số đó là Nghị sĩ Alexander Neu của Đức - quốc gia thành viên rất quan trọng của NATO.

"Đảng cánh tả muốn xây dựng một hệ thống an ninh chung mới ở châu Âu" - ông Neu cho hay.

Chuyên gia Mateusz Piskorski bổ sung - "Tôi tin rằng, quốc gia sẵn sàng ủng hộ ý tưởng quân đội chung châu Âu nhất chính là Đức.

Tiếp sau là các nước Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp cũng có vẻ 'háo hức' tham gia vào dự án này, bởi các nước này vốn có tư tưởng xa rời NATO do lo ngại những lời hùng biện về chủ quyền châu Âu của tổ chức này".

Theo Sputnik, lời giải thích rõ hơn về quyết định "tránh mặt" Tổng thư ký NATO của ông Obama, chính là việc một số nước của liên minh này đã tỏ sự ủng hộ rõ rệt với "một quân đội chỉ của châu Âu", nhằm đổi lại quyền thành viên của EU.

Điển hình như hồi năm ngoái, Bộ trưởng các vấn đề EU của Thổ Nhĩ Kỳ Volkan Bozkur tuyên bố, Istanbul sẵn sàng "góp" tới 600.000 quân cho EU nếu được chấp thuận trở thành thành viên.

"NATO là công cụ để Mỹ gây ảnh hưởng lên Đức và EU, " - nghị sĩ Neu cho biết - "và một quân đội chung của EU sẽ đưa tới nghi vấn về địa vị thống trị của Mỹ tại NATO".

Tờ báo Nga đánh giá, bất kể chuyện gì diễn ra giữa Mỹ và châu Âu, thì bầu không khí căng thẳng leo thang giữa "những người bạn cũ" là điều đang được thấy rõ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại